|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Để nông nghiệp, nông dân, nông thôn thực sự là "trụ đỡ" cho nền kinh tế

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò quan trọng của nền kinh tế. Xác định tầm quan trọng đó, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 7, BCH T.Ư Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, đồng thuận của người dân, tình hình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh ta đã thu được kết quả to lớn, toàn diện.

 

Nông dân huyện Xín Mần đưa cơ giới vào đồng ruộng.                                                                                                                            Ảnh: VĂN NGHỊ
Nông dân huyện Xín Mần đưa cơ giới vào đồng ruộng. Ảnh: VĂN NGHỊ

Qua 13 năm thực hiện Nghị quyết 26, nhận thức của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn có chuyển biến tích cực. Để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, tỉnh đã áp dụng nhiều chính sách của Trung ương, của tỉnh để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đến nay đã giải ngân trên 705 tỷ đồng/7.675 hộ được hỗ trợ lãi suất vốn vay. Chương trình cơ cấu lại ngành Nông nghiệp được triển khai đồng bộ bằng đề án cụ thể gắn với tổ chức lại sản xuất và đầu tư; nông, lâm, thủy sản có bước phát triển khá; nhiều vùng sản xuất chuyên canh. Các tiềm năng phát triển nông, lâm, nghiệp từng bước được khai thác và phát huy hiệu quả; giá trị thu hoạch bình quân/ha đất canh tác đạt 50 triệu đồng, tăng 2,4 lần so năm 2010; tỷ lệ che phủ rừng đạt 58%...

Nông dân xã Quyết Tiến (Quản Bạ) áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nông dân xã Quyết Tiến (Quản Bạ) áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) được triển khai quyết liệt, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 45 xã đạt chuẩn NTM, thành phố Hà Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Quy tụ, sắp xếp 4.777 hộ sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai về sống tập trung. Đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn 22,29%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54%; tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86%. Việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia về Y tế đúng lộ trình, nông dân vùng nông thôn, khó khăn được chăm sóc sức khỏe đầy đủ, kịp thời, có điều kiện tiếp cận với dịch vụ y tế hiện đại. Sự nghiệp Giáo dục - đào tạo chuyển biến tích cực; hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao được chú trọng; hạ tầng bưu chính viễn thông phát triển nhanh chóng... nâng cao mức hưởng thụ cho nhân dân. 

Có thể khẳng định, Nghị quyết số 26 là chủ trương lớn và toàn diện của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Tuy nhiên đang phải đối diện với nhiều khó khăn, như: Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào còn thiếu thốn. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ; số doanh nghiệp, nhà đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, tổ hợp tác còn yếu kém; công nghiệp chế biến chưa được quan tâm, chưa thu hút được các dự án chế biến sản phẩm nông nghiệp; công tác tổ chức quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch còn hạn chế... 

Do đó, để nông nghiệp, nông dân và nông thôn thực sự là “trụ đỡ” cho nền kinh tế, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp cần phải có chính sách đủ mạnh của Trung ương, của tỉnh để khắc phục những hạn chế và phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay. Trước mắt là vấn đề cốt lõi trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng thu nhập cho người dân.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết