|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

10 hoạt động nổi bật của Hội Nông dân tỉnh Sơn La năm 2021

Trong năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức về thiên tai và dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19, nhưng Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp hội triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua lớn của hội…

Theo đó, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực gắn với quyền lợi, nhu cầu, nguyên vọng của hội viên, góp phần xây dựng và củng cố tổ chức Hội. Qua đó, từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch Covid-19 và đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội viên nông dân toàn tỉnh được đặc biệt quan tâm chú trọng, trọng tâm là nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV.

10 hoạt động nổi bật của Hội Nông dân tỉnh Sơn La năm 2021 - Ảnh 1.

Ra mắt chi hội nông dân nghề nghiệp và HTX nông nghiệp Chà Mạy, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu. Ảnh: Tuệ Linh.

Tổ chức tổng kết, đánh giá, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính gắn với thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-TW khóa XII của Đảng.

Tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp với tỷ lệ hội viên đi bầu cử đạt 99,9% (cao nhất từ trước tới nay). Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hội viên và người dân về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tổ chức thành công Giải Báo chí và sáng tác ca khúc về "Nông dân Sơn La đổi mới và phát triển".

2. Công tác xây dựng tổ chức Hội và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền được quan tâm đẩy mạnh. Đã tập trung kiện toàn đội ngũ cán bộ hội cấp huyện, cấp cơ sở sau Đại hội Đảng bộ các cấp và sau bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đảm bảo đủ số lượng cán bộ Hội theo quy định.

10 hoạt động nổi bật của Hội Nông dân tỉnh Sơn La năm 2021 - Ảnh 2.

Bế giảng lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức trong nguồn quy hoạch hội nông dân cấp tỉnh, huyện năm 2021. Ảnh: Tuệ Linh.

Làm tốt công tác rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt của Hội Nông dân tỉnh 2018 - 2023 và xây dựng phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt Hội Nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Phối hợp tổ chức tốt các quy trình hiệp thương giới thiệu cán bộ hội các cấp ứng cử đại biểu HĐND các cấp, kết quả có 197 cán bộ hội các cấp trúng cử đại biểu HĐND; phát triển hội viên mới đạt 4.100 hội viên, kết nạp 768 hội viên vào Đảng, có 1.244 chi hội trưởng là đảng viên.

3. Công tác tham mưu, cụ thể hoá các văn bản của Trung ương, của tỉnh vào điều kiện thực tiễn công tác Hội được quan tâm, chú trọng và đẩy mạnh. Tổ chức triển khai các chương trình, mô hình, dự án theo Kết luận số 33-KL/TU ngày 23/11/2020 của Ban Thường vụ tỉnh ủy.

10 hoạt động nổi bật của Hội Nông dân tỉnh Sơn La năm 2021 - Ảnh 3.

Ông Lường Trung Hiếu, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La tặng Bằng khen cho các tập thể tiêu biểu trong công tác Hội và phong trào nông dân năm 2021. Ảnh: Phan Trang.

Đề xuất với UBND tỉnh Sơn cho phép xây dựng Đề án xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ứng dụng chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong hội viên Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025;

4. Công tác chỉ đạo, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế được tập trung triển khai, tạo những hiệu quả rõ rệt. Đẩy mạnh thành lập chi hội nông dân nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp và hợp tác xã, là điều kiện tốt để tạo thành liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp. Ra mắt Mô hình điểm Chi hội nông dân nghề nghiệp và HTX nông nghiệp Chà Mạy, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu (mô hình điểm của Trung ương chỉ đạo).

Xây dựng mô hình điểm "Xây dựng mô hình điểm thu gom, xử lý vỏ nhãn bằng chế phẩm sinh học thành phân bón hữu cơ", tại xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã. Hướng dẫn thành lập chi hội nông dân nghề nghiệp (Hợp tác xã hợp lực Pản Phong) tại bản Híp, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La có 15 hộ hội viên nông dân tham gia.

10 hoạt động nổi bật của Hội Nông dân tỉnh Sơn La năm 2021 - Ảnh 4.

Quỹ Hỗ Trợ nông dân tỉnh Sơn La giúp hàng nghìn hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Sơn La đầu tư phát triển sản xuất. Ảnh: Mùa Xuân.

5. Đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các phong trào thi đua trong tổ chức Hội các cấp, trọng tâm là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Năm 2021, có 93.000 hộ tham gia đăng ký thi đua, 53.000 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; 5 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM toàn tỉnh lên 54 xã, trong đó có 02 xã NTM nâng cao.

6. Tổ Công tác tiêu thụ nông sản của Hội Nông dân tỉnh đã hoạt động tương đối hiệu quả. Đã trực tiếp tiêu thụ được 4.950,6 tấn xoài và mận hậu (riêng xuất khẩu được 2.650 tấn xoài); giá mua cho nông dân thông qua hợp tác xã cao hơn giá thị trường từ 30-40%. Hỗ trợ vận động nhân dân tiêu thụ hết sản lượng 112.968 tấn nhãn; 195 ha với sản lượng trên 500 tấn thanh long.

10 hoạt động nổi bật của Hội Nông dân tỉnh Sơn La năm 2021 - Ảnh 5.

Hội Nông dân tỉnh Sơn La tập huấn kỹ thuật cải tạo vườn tạp cho hội viên nông dân Chi hội nông dân nghề nghiệp bản Híp. Ảnh: Mùa Xuân.

7. Đã tuyên truyền, vận động các cấp Hội và hội viên nông dân trong tỉnh tham gia ủng hộ các nhu yếu phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 được 603.888.000 đồng tiền mặt và nhu yếu phẩm khác; 1.089 tấn rau củ quả; 450 thùng mì tôm, nước lọc, dầu ăn, nước mắm, cá hộp cho các điểm chốt tuyến đầu trên địa bàn tỉnh và khu cách ly tập trung…

Chỉ đạo các cấp hội tham gia thành lập và duy trì 2.559 Tổ tự quản "giữ chặt vùng xanh" với 5.590 là hội viên nông dân tham gia; tham gia thành lập, duy trì hoạt động 2.411 Tổ Covid-19 cộng đồng với 3.622 thành viên; thành lập, duy trì 35 "Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân"; thành lập, duy trì 112 "Điểm tiêu thụ nông sản cho nông dân".

8. Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh triển khai chương trình phối hợp để thúc đẩy hoạt động công tác hội và phong trào nông dân. Triển khai phối hợp tập huấn đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử.

Phối hợp với các ngành tham gia vào kế hoạch thực hiện các Đề án của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

9. Triển khai các chương trình cung ứng phân bón, cây giống trả chậm cho nông dân; thí điểm triển khai chương trình hỗ trợ cây giống trả chậm cho nông dân. nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh phát sinh tăng 5.004,61 triệu đồng, nâng tổng quỹ toàn tỉnh đạt 62.514,40 triệu đồng, đầu tư cho 209 dự án, 1.679 hộ vay, với số tiền 59.018,2 triệu đồng.

Phối hợp với Chi nhánh NHCSXH triển khai thực hiện tốt 06 công đoạn ủy thác, tổng dư nợ thông qua tổ chức Hội Nông dân quản lý là: 1.346.571 triệu đồng. Tổng số Tổ TK&VV thành lập và quản lý: 1.060 tổ; số tổ được ủy nhiệm thu lãi: 1.060 tổ; số thành viên tham gia Tổ TK&VV: 33.511 thành viên.

Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Sơn La thành lập 307 tổ vay vốn, với 100% xã có tổ vay vốn do Hội Nông dân quản lý, tổng dư nợ cho vay là  972.463,91triệu đồng với  9.274 hộ được vay vốn.

10. Huy động có hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư hỗ trợ nông dân, nông thôn. Ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho thực hiện các nhiệm vụ với số tiền 15.953.300.000 đồng (trong đó Quỹ Hỗ trợ Nông dân cấp tỉnh 1.500 triệu đồng, mô hình khuyến nông cấp tỉnh 2.500 triệu đồng).

Được tỉnh đồng ý bố trí vốn triển khai các nhiệm vụ năm 2022 để thực hiện 27 nhiệm vụ, 05 dự án khuyến nông cấp tỉnh; giao cho Hội Nông dân tỉnh đào tạo khoảng 2.000 lao động cho Trung tâm Chế biến rau quả Doveco.

Nguồn ngân sách của các dự án tài trợ vốn nước ngoài: 3.550 triệu đồng, trong đó: Chương trình VOF là 979.759.915 đồng; chương trình FFF II là 726.717.000 đồng; Chương trình "Tăng cường khả năng phục hồi của các hộ nông dân trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19" với số tiền 1.100.550.000 đồng…


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin