|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

170 DN đủ điều kiện xuất khẩu gạo, bán gạo 9 tháng năm 2023 tăng cả lượng và kim ngạch

Tính đến ngày 18/10, Việt Nam có 170 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo, giảm gần 20% so với số lượng được Cục Xuất nhập khẩu công bố ngày 17/8. Xuất khẩu gạo 9 tháng năm 2023 tăng cả lượng và kim ngạch...

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tính đến 18/10, Việt Nam có 170 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, giảm 40 thương nhân so với cập nhật ngày 17/8 và giảm 28 so với con số ngày 5/1.

TP.HCM tiếp tục là địa phương có nhiều thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nhất với 37 thương nhân, chiếm 22% tổng số thương nhân.

170 DN đủ điều kiện xuất khẩu gạo, bán gạo 9 tháng năm 2023 tăng cả lượng và kim ngạch - Ảnh 1.

TP.HCM tiếp tục là địa phương có nhiều thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nhất với 37 thương nhân, chiếm 22% tổng số thương nhân.

Đứng sau TP.HCM, TP Cần Thơ có 35 thương nhân, tỉnh Long An có 22 doanh nghiệp, An Giang có 16 thương nhân, Đồng Tháp có 14 doanh nghiệp và Hà Nội có 10 doanh nghiệp.

Một số địa phương như Bình Dương, Bình Định, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Hà Nam, Khánh Hòa, Nam Định, Vĩnh Long, Lạng Sơn, Hậu Giang, Đà Nẵng… chỉ có duy nhất một thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2023 cả nước xuất khẩu 605.410 tấn gạo, tương đương 377,78 triệu USD, giá trung bình 624 USD/tấn, giảm 34,3% về lượng và giảm 30,9% về kim ngạch nhưng tăng 5,2% về giá so với tháng 8/2023; so với tháng 9/2022 thì tăng 4,3% về lượng, tăng 37,8% kim ngạch và tăng 32,2% về giá.

170 DN đủ điều kiện xuất khẩu gạo, bán gạo 9 tháng năm 2023 tăng cả lượng và kim ngạch - Ảnh 2.

Tính đến ngày 18/10, Việt Nam có 170 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo

Trong tháng 9/2023 xuất khẩu gạo sang thị trường chủ đạo Philippines sụt giảm mạnh 75,9% về lượng và giảm 74,3% về kim ngạch nhưng tăng 6,6% về giá so với tháng 8/2023, đạt 98.677 tấn, tương đương 62,66 triệu USD, giá 635 USD/tấn; so với tháng 9/2022 cũng giảm 46,6% về lượng, giảm 23% kim ngạch nhưng tăng 44% về giá. Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tháng 9/2023 tiếp tục tăng 7,9% về lượng, tăng 13,2% kim ngạch và tăng 5% về giá so với tháng 8/2023, đạt 72.747 tấn, tương đương 43,7 triệu USD; so với tháng 9/2022 thì giảm 31% về lượng, giảm 12,9% kim ngạch và tăng 26,4% về giá.

Tính chung cả 9 tháng năm 2023 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần 6,42 triệu tấn, tương đương gần 3,54 tỷ USD, tăng 19,5% về khối lượng, tăng 35,9% về kim ngạch so với 9 tháng năm 2022, giá trung bình đạt 551,5 USD/tấn, tăng 13,7%.

Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 38% trong tổng lượng và chiếm 36,5% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt trên 2,44 triệu tấn, tương đương 1,29 tỷ USD, giá trung bình 528 USD/tấn, giảm 1,1% về lượng, nhưng tăng 12,8% về kim ngạch và tăng 14,1% về giá so với 9 tháng năm 2022.

Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm 13,3% trong tổng lượng và chiếm 14% trong tổng kim ngạch, đạt 858.848 tấn, tương đương 495,78 triệu USD, giá trung bình 577,3 USD/tấn, tăng mạnh 37,2% về lượng và tăng 55,2% kim ngạch; giá tăng 13,1% so với 9 tháng năm 2022.

Thị trường Indonesia đứng thứ 3 đạt 884.177 tấn, tương đương 462,61 triệu USD, giá 523,2 USD/tấn, tăng mạnh 1.667% về lượng, tăng 1.794% kim ngạch và tăng nhẹ 7,2% về giá so với 9 tháng năm 2022, chiếm 13,8% trong tổng lượng và chiếm 13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 4,64 triệu tấn, tương đương 2,49 tỷ USD, tăng 29,7% về lượng, tăng 46,9% kim ngạch. Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 459.451 tấn, tương đương 247,33 triệu USD, tăng 7% về lượng, tăng 18,2% kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt trên 3,75 triệu tấn, tương đương 1,98 tỷ USD, tăng 28,5% về lượng, tăng 45,6% kim ngạch.

Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/10 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng với nhiều chủng loại lúa.

Tại khu vực An Giang, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa Nàng Hoa 9 tăng mạnh 500 đồng/kg lên mức 8.500 – 8.800 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 cũng tăng 100 đồng/kg lên mức 8.100 – 8.300 đồng/kg.

Với các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Theo đó, lúa IR 504 dao động quanh mốc 8.000 - 8.200 đồng/kg; lúa OM 5451 dao động 8.000 - 8.200 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 7.900 - 8.100 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 15.000 đồng/kg; lúa Nhật ổn định 7.800 - 8.000 đồng/kg.

Với mặt hàng nếp, nếp Long An (khô) ở mức 9.200 - 9.400 đồng/kg; nếp An Giang (khô) ở mức 9.000 - 9.200 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm tại các kho xuất khẩu tiếp tục điều chỉnh tăng. Gạo thành phẩm cũng tăng 100 đồng/kg lên mức 14.800 - 14.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

Theo đó, tại kho xuất khẩu, giá gạo nguyên liệu IR 504 ở An Giang dao động quanh mốc 12.800 - 12.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 ở mức 13.100 - 13.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 cũng dao động quanh mức 13.350 - 13.450 đồng/kg, tăng 150 – 200 đồng/kg.

Tại kênh gạo chợ, giá gạo tại Tiền Giang đồng loạt tăng từ 100 đồng/kg. Trong khi đó, tại Đồng Tháp, giá gạo chợ các loại tăng từ 50 – 100 đồng/kg. 

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay chững lại sau phiên điều chỉnh tăng. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 633 USD/tấn; giá gạo loại 25% tấm dao động ổn định quanh mức 618 USD/tấn.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin