|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

6 tháng đầu năm 2023, sản lượng thức ăn chăn nuôi giảm 1,5%

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, sản lượng thức ăn hỗn hợp sản xuất trong nước 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 9,87 triệu tấn (giảm khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm 2022). Thức ăn cho lợn đạt 5,4 triệu tấn (chiếm khoảng 55%), thức ăn cho gia cầm đạt khoảng 4,11 triệu tấn (chiếm khoảng 41,6%), còn lại là thức ăn cho vật nuôi khác (chiếm khoảng 3,4%).

Đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong 06 tháng đầu năm 2023, giá ngô hạt giảm nhiều nhất (5,7%), giá DDGS giảm 3,8%; tuy nhiên, giá cám gạo chiết ly vẫn duy trì ở mức cao so với 2022 (tăng 4,7%), giá DDGS tương đương so với cùng kỳ năm 2022. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm đã giảm từ 1,2-3,2% so với thời điểm đầu năm 2023, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức cao so với thời điểm trước dịch Covid-19 và so với cùng kỳ năm 2022. Tháng 3/2023 là thời điểm giá đa số nguyên liệu và TACN thành phẩm giảm xuống mức thấp nhất trong giai đoạn vừa qua. Dự kiến giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ tiếp tục có xu hướng giảm từ nay tới cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Chi tiết như sau:

Giá một số nguyên liệu và TACN thành phẩm

 

STT

Nguyên liệu/TĂCN

TB 6 tháng 2022

Năm 2023

so với TB 6 tháng 2023/2022 (%)

Tháng 1/2023

Tháng 3/2023*

Tháng 6/2023

TB 6 tháng 2023

1

Ngô hạt

9.031

8.800

8.500

8.829

8.514

-5.7

2

Khô dầu đậu tương

14.716

15.800

14.400

14.906

14.760

0.3

3

Cám gạo chiết ly

5.964

8.000

5.780

5.647

6.245

4.7

4

DDGS

10.200

10.000

9.660

9.818

9.815

-3.8

5

TĂ HH lợn thịt (vỗ béo từ 60 kg trở lên)

12.648

13.550

12.340

12.527

13.386

5.8

6

TAHH gà thịt (lông màu)

12.496

13.400

12.040

13.508

13.022

4.2

7

TAHH gà thịt (lông trắng)

13.193

14.200

12.840

13.816

13.741

4.2

 

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, nước ta nhập khẩu 8,2 triệu tấn nguyên liệu TACN (tương đương 3,4 tỷ USD), giảm 3,3% về khối lượng và 7,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Một số nguyên liệu nhập khẩu chính: ngô hạt 3,3 triệu tấn (tương đương 1,1 tỷ USD); khô dầu các loại 2,3 triệu tấn (tương đương 1,1 tỷ USD); lúa mì và lúa mạch 978 nghìn tấn (tương đương 321 triệu USD); DDGS 450 nghìn tấn (tương đương 166 triệu USD); cám các loại 285 nghìn tấn (tương đương 70 triệu USD); gạo, tấm 237 nghìn tấn (tương đương 79 triệu USD); thức ăn bổ sung 190 nghìn tấn (tương đương 232 triệu USD) … (số liệu tổng hợp theo báo cáo tháng 5/2023 của các doanh nghiệp).

 

Số lượng nguyên liệu nhập khẩu giảm có thể do một số nguyên nhân sau: (i) Giá nguyên liệu TACN nhập khẩu tăng, do đó các doanh nghiệp đã tìm kiếm các nguồn thức ăn trong nước thay thế; (ii) Trung Quốc siết chặt nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam trong đó có cám gạo, sắn, do đó các nguyên liệu này được sử dụng trong nước tăng lên.

 

Tâm An

Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: Phát hiện 04 đơn vị có hành vi nhập khẩu TACN có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng; 02 đơn vị có hành vi cố ý sửa chữa làm sai lệch nội dung trong hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng TACN nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Qua đó, Cục đã lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị này với số tiền phạt là 137.000.000 đồng (một trăm ba mươi bảy triệu đồng). Biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc tiêu hủy 02 lô TACN nhập khẩu; buộc tái xuất 01 lô TACN; buộc sửa đổi thông tin chất lượng trên nhãn sản phẩm TACN hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo lô sản phẩm TACN 01 lô.

 

Đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước: Phát hiện 02 đơn vị có hành vi sản xuất TACN có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng (02 đơn vị này được phát hiện từ cuối năm 2022, xử lý vi phạm hành chính đầu năm 2023), đã lập Biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 đơn vị này với số tiền phạt là 16.000.000 đồng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết