Các đơn hàng mua gom trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giá tiêu vững ở mức cao
Trong tuần này, các chuyên gia nhận định đà tăng giá hạt tiêu chủ yếu đến từ các đơn hàng mua gom trước khi Việt Nam bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán...
Thị trường hạt tiêu ngày 23/1: Giá cao, nông dân phấn khởi khi vào vụ mới
Giá hạt tiêu trong nước hôm nay ổn định ở mức cao, quanh mức 79.500 – 82.500 đồng/kg. Đồng Nai chốt mức giá thấp nhất, Đắk Lắk và Đắk Nông có mức giá cao nhất.
Ngành tiêu Việt Nam đã đạt được những kết quả hết sức tích cực trong năm 2023 vừa qua, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Triển vọng trong năm 2024 khá tươi sáng khi thiếu hụt nguồn cung toàn cầu sẽ đẩy giá tiêu tăng lên.
Riêng trong tuần này, các chuyên gia nhận định đà tăng giá hạt tiêu đến từ các đơn hàng mua gom trước khi Việt Nam bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Lực tăng sẽ không mạnh.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, vụ thu hoạch rộ sẽ diễn ra tại các địa phương trọng điểm. Một số vùng tiêu chín sớm đang cho thu hoạch với giá đầu vụ cao và tồn kho thấp giúp người nông dân phấn khởi khi vào vụ mới.
Theo nguồn Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu thế giới hôm nay có diễn biến như sau:
- Giá tiêu đen Lampung Indonesia chốt ở 3.913 USD/tấn, không đổi;
- Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 chốt ở 3.850 USD/tấn, không đổi;
- Giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA chốt ở 4.900 USD/tấn, không đổi;
- Giá tiêu trắng Muntok Indonesia chốt ở 6.169 USD/tấn, không đổi;
- Giá tiêu trắng Malaysia ASTA chốt ở 7.300 USD/tấn, không đổi.
Xuất khẩu tiêu năm 2024 vì thế cũng được dự báo sẽ thuận lợi về lượng và giá do sản lượng giảm. Lượng tồn kho hạt tiêu năm 2023 chuyển sang năm 2024 sẽ thấp nhất trongnhiều năm trở lại đây. Kể từ đầu tháng 12/2023, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã 3 lần điều chỉnh tăng giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam với tổng mức tăng là 400 USD/tấn.
Mặc dù vậy, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng đà tăng giá tiêu có thể chậm lại do doanh nghiệp mua hàng cầm chừng để chế biến.
Tuy nhiên, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho rằng điều này sẽ còn phụ thuộc vào sản lượng tiêu sau Tết Nguyên đán. Nếu qua Tết, sản lượng được nhiều thì giá tiêu sẽ không tăng thêm nữa. Nhưng nhiều khi qua Tết, bà con thu hoạch lác đác, cộng với việc mất mùa hơn so với dự kiến thì giá sẽ lại tăng lên. Trước đó, VPSA đưa ra dự báo vụ tiêu 2024 sẽ giảm khoảng 10-15% xuống khoảng 160.000-165.000 tấn.
Nhận định về bức tranh dài hạn hơn của ngành tiêu, VPSA tỏ ra thận trọng trước triển vọng nhu cầu tiêu trong năm 2024.
Trong báo cáo trước đó, VPSA cho biết ngoại trừ Trung Quốc, dự báo nhu cầu tiêu thụ sắp tới của các nước trên thế giới có thể sụt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến từ xung đột tại Đông - Âu. Đồng thời, tác động của cuộc chiến tại Israel cũng sẽ ảnhhưởng lên giá dầu mỏ, điều này sẽ càng làm cho tình hình kinh tế thế giới càng lâm vào suy thoái, sức mua khả năng sẽ giảm trong thời gian tới.
Song, việc nguồn cung từ các nước xuất khẩu tiêu lớn giảm được kỳ vọng là yếu tố nâng đỡ giá tiêu, bù đắp cho sự sụt giảm về nhu cầu.
Về phía doanh nghiệp, ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2-9 ĐắkLắk (Simexco), cho biết giai đoạn giá tiêu dưới mức 80.000 đồng/kg, các doanh nghiệp đã mua đủ hàng xuất khẩu cho các đơn giao trong tháng 2 và tháng 3/2024.
Ngoài ra, giá cước tàu tăng lên do ảnh hưởng bởi xung đột khu vực Biển Đen, đẩy chi phí của doanhnghiệp tăng theo. Do đó, các doanh nghiệp chưa thể chấp nhận mức giá tiêu nguyên liệu hiện tại.
Việt Nam sẽ bắt đầu bước vào cao điểm về cả nguồn cung lẫn nhu cầu trong quý I. Trong thời điểm này, lượng mua vào của các nước phương Tây có thể dồn cùng một lúc do tồn kho cạn. Điều này là một trong những yếu tố sẽ giúp đẩy giá tiêu trong nước tăng trở lại.
Theo ông Huy mức giá cao nhất trong quý I/2024 sẽ dao động trong khoảng 85.000 -87.000 đồng/kg.
VPSA cho biết số liệu thống kê từ các doanh nghiệp trong hiệp hội đưa ra thấp hơn một chút so với số liệu của Hải quan. Theo đó, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu được 264.094 tấn hạt tiêu các loại, với kim ngạch đạt 906,5 triệu USD, tăng 13,8% về lượng nhưng lại giảm 8% về kim ngạch so với năm 2022.
2023 là năm thứ ba liên tiếp Olam Việt Nam đứng đầu về doanh nghiệp xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam với khối lượng đạt 20.306 tấn, chiếm 7,7% thị phần. Dù vậy, lượng tiêu xuất khẩu của doanh nghiệp này đã giảm mạnh 30,3% so với năm 2022.
Đứng thứ hai cũng là một doanh nghiệp FDI, đó là Nedspice Việt Nam với 19.187 tấn, tăng13,9% so với năm 2022 và chiếm 7,3% thị phần.
Tiếp theo là Trân Châu đạt 16.538 tấn, giảm 35,7% và chiếm 6,3%; Phúc Sinh đạt 15.802 tấn, tăng 6,6% và chiếm 6%; Haprosimex JSC đạt 10.927 tấn, giảm 14% và chiếm 4,1%. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu tiêu trắng bao gồm: Nedspice Việt Nam: 3.652, Olam Việt Nam: 3.350 tấn, Trân Châu: 2.305 tấn, Liên Thành: 2.010 tấn và Phúc Sinh:1.882 tấn.
Tính chung doanh nghiệp thuộc VPSA đã xuất khẩu 179.919 tấn hạt tiêu các loại trong năm2023, giảm 5% so với năm 2022 và chiếm 68,1% thị phần.
Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp ngoài VPSA tăng mạnh 98% lên 84.175 tấn và chiếm 31,9%. Có không ít doanh nghiệp ghi nhận khối lượng xuất khẩu tăng đột biến như Lý Hoàng Sơn (+235,2%), Vũ Đức Thuận (+13.919%)… Đáng chú ý, một số doanh nghiệp không xuất khẩu năm 2022 nhưng lọt vào top đầu của năm 2023 như: ĐăngNguyên Ls, Hà Thị Bích Ngọc.