Cùng nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập
Hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật, kết nối tiêu thụ sản phẩm... là những việc làm thường xuyên của Hội Nông dân tỉnh Sơn La. giúp nông dân từng bước nâng cao thu nhập.
Động lực giúp nông dân vươn lên
Bám sát định hướng, chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và các phong trào thi đua do Trung ương Hội Nông dân phát động, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh Sơn La đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể và các cơ quan, đơn vị của huyện tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Bên cạnh đó. để giúp nông dân phát triển kinh tế, Hội Nông dân huyện đã tích cực huy động các nguồn lực hỗ trợ nông dân về vốn; có chính sách ưu đãi cho nông dân vay phát triển sản xuất, chăn nuôi, cung ứng giống phân bón, vật tư trả chậm, tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư sản xuất.
Với gia đình ông Đinh Văn Ểu, ở bản Thìn, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ (Sơn La).Trước kia gia đình ông nghèo và nhiều khó khăn. Thu nhập của gia đình phụ thuộc vào cây ngô, cây sắn trồng trên nương. Thế nhưng việc canh tác cây trồng trên nương lâu năm dẫn đến tình trạng đất bạc màu, khiến cho năng xuất cây trồng càng ngày càng giảm sút. Gia đình ông có cố làm đến mấy cũng chỉ đủ ăn. Tìm đủ hướng phát triển kinh tế, thế nhưng để có vốn đầu tư cũng là cả một vấn đề đối với gia đình ông thời điểm bấy giờ. May mắn hơn khi gia đình ông được tiếp cận với vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân.
Không chỉ được hỗ trợ vay vốn để phát triển chăn nuôi, hàng năm ông Ểu còn được tham gia các lớp tập huấn, lợp khuyến nông về kỹ thuật trồng cỏ, chăn nuôi bò hiệu quả do Hội Nông dân các cấp tổ chức. Nhờ vây đàn bò của gia đình ông được chăm sóc bài bàn, sình trưởng và phát triển tốt. Từ 4 con bò mẹ sinh sản năm 2017 đến năm 2022 tổng số lượng đàn bò của gia đình ông đã nâng lên gần 30 con.
"Năm 2017, gia đình tôi rất may mắn khi được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế. Lúc đó gia đình tôi được vay 50 triệu đồng. Với số vốn đó gia đình tôi đã đầu tư xây dựng chuồng trại để chăn nuôi và mua được 4 con bò mẹ sinh sản. Đây là một tài sản lớn đối với gia đình tôi".
Còn đối với gia đình ông Đào Ngọc Bằng, bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) sau khi được tham gia các lớp tập huấn về cải tạo vườn tạp, ông đã nắm bắt được các kiến thực về ghép cách cho cho cân ăn quả. Khi đã có kiến thực, ông đã tiến hành thực hiện ngay tại chính mảnh vườn của gia đình.
"Cần biết chăm chỉ, cần cù, chịu khó chăm bón, học hỏi tiến bộ khoa học kỹ thuật và biết "lấy công làm lãi" thì sẽ thành công. Nhờ chăm sóc tốt, thực hiện đúng kỹ thuật, vườn nhãn hơn 4 ha của gia đình tôi cho năng xuất cao, mẫu mã đẹp, được thương lái thu mua tận vườn. Trừ tất cả chi phí, gia đình ông Bằng thú lái hơn 500 triệu đồng/năm", ông Bằng nói
Nhiều chính sách hỗ trợ hội viên nông dân
Trao đổi với phóng viên, ông Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Đến nay, toàn tỉnh có 199/204 xã, phường, thị trấn có tổ chức hội nông dân; 2.252 chi hội, sau khi sáp nhập còn 2246 chi hội; kết nạp mới được 3.554 hội viên, nâng số hội viên lên 170.802 hội viên.
Với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh Sơn La được tập trung phát triển theo đúng mục tiêu, định hướng, gắn phát triển sản xuất nông nghiệp áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao với giải quyết những vấn đề xã hội còn bức xúc như thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập thấp, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Chuyển mạnh từ kinh tế cá thể nhỏ lẻ, hiệu quả thấp sang kinh tế tập thể; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Những năm qua, bằng nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả, Hội Nông dân Sơn La không ngừng củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua của Hội cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Trong năm 2022, các cấp hội đã đẩy mạnh việc tuyên truyên truyền, vận động tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND 5.286,6 triệu đồng, đạt 105,7% chỉ tiêu kế hoạch giao, lũy kế đến thời điểm báo cáo, tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân toàn tỉnh đạt 67.801,03 triệu đồng, đầu tư cho 236 dự án, 1.900 hộ được vay vốn phát triển sản xuất.
Triển khai thực hiện tốt 06 công đoạn ủy thác đã ký kết với Ngân hàng Chính sách xã hội; Tính đến thời điểm báo cáo tổng dư nợ cho vay thông qua tổ chức Hội Nông dân quản lý là: 1.470,070 triệu đồng, 1.038 Tổ tiết kiệm vay vốn, với 34.817 hộ được vay. Phối hợp tốt với Ngân hàng NN&PTNT triển khai cho các hộ hội viên nông dân vay vốn, tính đến thời điểm báo cáo, toàn tỉnh có 301 tổ vay vốn, với 100% xã có tổ vay vốn do Hội Nông dân quản lý, tổng dư nợ cho vay là trên 1.022 triệu đồng với 8.829 hộ được vay phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân đã tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân với nhiều hình thức, thông qua nhiều chương trình, dự án như: Tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT gắn với mô hình dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân được 12 lớp, cho 600 người; Tổ chức 17 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật triển khai 17 mô hình dự án cho 510 học viên; Phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức 05 hội nghị tập huấn gắn với dự án giảm nghèo bền vững và nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể cho 380 học viên tham gia. Ngoài ra, Hội Nông dân các huyện, thành phố và cơ sở phối hợp với các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức được 126 lớp tập huấn cho 5.670 hội viên tham gia.
Hội nông dân tỉnh Sơn La còn phối hợp với Bưu điện tỉnh hỗ trợ nông dân bằng cách đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ, đã hướng dẫn được 4.319 hộ nông dân biết đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ và đưa được trên 100 sản phẩm nông sản lên sàn Postmart.vn/Agri-postmart.vn; Trong năm 2022, qua các kênh, toàn tỉnh đã hỗ trợ nông dân tiêu thụ được 653 tấn nông sản các loại.
Thời gian tới, Hội Nông Sơn La tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên tăng gia sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; phối hợp thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án của Trung ương Hội, của tỉnh, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghề cho hội viên; chủ động phối hợp khai thác các nguồn lực giúp đỡ hội viên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương ngày một khởi sắc.