|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm sáng nông nghiệp Phù Yên: Ứng dụng công nghệ cao gắn với nông nghiệp hữu cơ

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với nông nghiệp hữu cơ, huyện Phù Yên (Sơn La) từng bước trở thành huyện khá của tỉnh

 

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nâng cao thương hiệu gạo Phù Yên

Năm 2022, ngành nông nghiệp huyện Phù Yên (Sơn La) triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức, như:  sâu, bệnh trên cây trồng; thời tiết diễn biến thất thường... Bên cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các ban ngành liên quan của huyện đã tích cực, chủ động trong công tác phối hợp, tham mưu xây dựng văn bản chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện, đáp ứng tốt yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực được giao, góp phần vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp. Xứng đáng là điểm sáng trong bức tranh nông nghiệp huyện Phù Yên (Sơn La) năm 2022.

Có thể nói, điểm sáng trong phát triển nông nghiệp của huyện Phù Yên năm 2022 phải kể đến việc các cấp, các ngành trong huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong đó, nổi bật là: duy trì và mở rộng diện tích sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với tổng diện tích hơn 520 ha; duy trì diện tích nhà màng 7.319m2 tại các hợp tác xã; duy trì 19ha tưới tiết kiệm cho cây ăn quả; chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chăm sóc mô hình trồng cây bưởi da xanh có ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, với quy mô 03ha. Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", huyện Phù Yên duy trì và nâng cao số lượng, chất lượng 08 sản phẩm OCOP đã đạt chứng nhận năm 2019, 2020; ước có thêm 03 sản phẩm OCOP được chứng nhận năm 2022 gồm: chuối sấy lạnh, viên uống dạ dày đại tràng, cốc gỗ, nâng số sản phẩm OCOP lên 11 sản phẩm.

Điểm sáng nông nghiệp Phù Yên:  Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với nông nghiệp hữu cơ - Ảnh 2.

Phát triển sản xuất lúa gạo hữu cơ trên cánh đồng Mường Tấc, điểm sáng ngành nông nghiệp Phù Yên (Sơn La). Ảnh: Nguyễn Vinh

Với những lợi thế về diện tích 1.300 ha lúa 2 vụ và tập trung liền vùng liền khoảnh; Người dân có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời, được tiếp cận, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như phương pháp cấy SRI, hiệu ứng hàng biên, huyện Phù Yên (Sơn La) đã duy trì và mở rộng diện tích sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với tổng diện tích hơn 520ha, tăng gần 150ha so với năm 2021. Qua đó, nhằm hình thành vùng sản xuất sản phẩm gạo ổn định, an toàn, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm theo quy trình sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ; nâng cao chất lượng và tính bền vững của môi trường thông qua phương pháp quản lý sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Phù Yên (Sơn La). 

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt/Trang Trại Việt điện tử, bà Bạc Cầm Thị Xiêng, Trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phù Yên (Sơn La) cho biết: Trên cơ sở đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa hữu cơ từ năm 2019 về chất lượng, giá trị sản phẩm và những tác động tích cực đến môi trường, huyện Phù Yên tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại các xã vùng trọng điểm lúa như: Huy Bắc, Huy Hạ, Huy Thượng, Tường Phù, Gia Phù với diện tích đã tăng lên hơn 520ha trong năm 2022; trong đó có 150 ha đã được cấp giấy chứng nhận hữu cơ. Qua đó, đã khẳng định được tính hiệu quả của phương pháp sản xuất hữu cơ về mặt kinh tế và môi trường, đó là giúp nâng cao nhận thức của người nông dân theo hướng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tập trung sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục, tạo ra sản phẩm nông sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; giúp khôi phục và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch cũng như các loài thủy sinh sống trong ruộng lúa.

Điểm sáng nông nghiệp Phù Yên:  Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với nông nghiệp hữu cơ - Ảnh 3.

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên cánh đồng Mường Tấc huyện Phù Yên (Sơn La) đã khẳng định được tính hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường. Ảnh Nguyễn Vinh

Ông Hà Văn Ắng, trưởng bản Búc, xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La) cho biết: Bản Búc là một trong những bản đầu tiên thực hiện thí điểm mô hình trồng lúa hữu cơ của huyện từ vụ chiêm xuân năm 2019. Bản có 9,3 ha ruộng thì từ vụ mùa năm 2020, bà con đã chuyển toàn bộ sang sản xuất lúa hữu cơ với 65/65 hộ tham gia. Qua các vụ sản xuất đã cho thấy: đất và môi trường được cải thiện rõ rệt qua từng vụ sản xuất. Nhờ việc áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ sử dụng phân hữu cơ vi sinh, kết hợp với phân chuồng được ủ bằng chế phẩm, nên đất đai được cải tạo tốt hơn, cây lúa phát triển cân đối, môi trường an toàn, hệ sinh thái đồng ruộng đảm bảo, nhiều loài cá, ốc, cua đồng đã xuất hiện trở lại trên do môi trường nước, đất đã được cải thiện đáng kể. 

Với gia đình ông Lò Bách Tan, bản Búc, xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La), là một trong những gia đình tiên phong đi đầu chuyển đổi sang phương pháp canh tác lúa hữu cơ, ông cho hay: Nhận thấy lợi ích "kép" khi sản xuất lúa hữu cơ, gia đình tôi đã chuyển toàn bộ gần 3.000m2 ruộng lúa 2 vụ sang sản xuất theo hướng hữu cơ. Qua nhiều  vụ sản xuất lúa hữu cơ, điều dễ nhận thấy là năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, cho sản phẩm sạch, an toàn cho người sản xuất và tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Gạo hữu cơ ăn rất thơm ngon, chất lượng khác hẳn so với các loại gạo không trồng bằng phương pháp hữu cơ. Giá gạo hữu cơ cũng cao hơn từ 10-15% so với loại gạo thường.

Điểm sáng nông nghiệp Phù Yên:  Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với nông nghiệp hữu cơ - Ảnh 4.

Sản phẩm gạo hữu cơ từ cánh đồng Mường Tấc huyện Phù Yên (Sơn La) luôn đạt sản lượng và chất lượng cao. Ảnh: Nguyễn Vinh

Với tổng diện tích cây ăn quả 2.510ha, chủ yếu trồng một số loại cây, như: xoài 740 ha, nhãn 370 ha, chuối 560 ha, cây ăn quả có múi 552 ha, chanh leo 57 ha, cây ăn quả khác 231 ha. Số diện tích cây ăn quả này cũng được hỗ trợ dần chuyển đổi trồng theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tuy diện tích cây ăn quả trồng theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ tại địa bàn huyện Phù Yên (Sơn La) đang còn khiêm tốn, nhưng đây là tiền đề để ngày càng phát triển diện tích trồng cây ăn quả theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như nâng tầm thương hiệu sản phẩm từ cây ăn quả trên mảnh đất Phù Yên. Ví dụ điển hình trái quýt ngọt Mường Cơi, sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2020 và là 1 trong 19 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu được tỉnh Sơn La vinh danh năm 2022.

Điểm sáng nông nghiệp Phù Yên:  Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với nông nghệp hữu cơ - Ảnh 2.

Sản phẩm quýt ngọt Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi (Phù Yên, Sơn La) được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2020 và phẩm nông nghiệp tiêu biểu được tỉnh Sơn La vinh danh năm 2022. Ảnh: Nguyễn Vinh

Tiếp tục duy trì và phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, góp phần khẳng định thương hiệu sản phẩm địa phương

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt/Trang Trại Việt điện tử, bà Đinh Thị Thu Hà, Phó chủ tịch thường trực UBND huyện Phù Yên (Sơn La) cho biết: Năm 2023, huyện Phù Yên tiếp tục giữ vững vùng nguyên liệu sản xuất lúa hữu cơ đã được cấp giấy chứng nhận hữu cơ 150 ha; Xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa theo hướng hữu cơ hơn 520ha, tiến tới chuyển đổi hữu cơ vùng sản xuất lúa theo hướng hữu cơ hơn 370ha; Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa trên sản phẩm lúa gạo, theo hướng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của thị trường, yêu cầu tiêu chuẩn hữu cơ; Tổ chức lại sản xuất và phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị hạt lúa trên một đơn vị diện tích đất sản xuất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trường.

Bà Đinh Thị Thu Hà, cho biết thêm: Đối với cây ăn quả có múi, tập trung xây dựng và phát triển vùng sản xuất quả tập trung, duy trì diện tích đồng thời nâng cao sản lượng cũng như chất lượng đối với 2.544 ha cây ăn quả, trong đó tập trung nâng chất lượng sản phẩm như cam, quýt, bưởi, chanh leo. Thực hiện chương trình hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Sơn La, định hướng sản xuất nông nghiệp hướng đến xuất khẩu. Tiếp tục xây dựng, thực hiện chuỗi sản xuất sản phẩm nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin