|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điện Biên: Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi rừng, đất rừng

Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã tăng cường rà soát dự án đầu tư có liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp để hướng dẫn chủ dự án thực hiện đúng thủ tục...

Nhiều dự án liên quan đến đất lâm nghiệp, đất rừng ở Điện Biên

Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, thời gian qua một số diện tích rừng, đất rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên được tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích khác (công trình, dự án).

Điện Biên: Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi rừng, đất rừng   - Ảnh 1.

Thời gian qua, đất rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên được tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích khác là các công trình, dự án quan trọng. Ảnh: Vinh Duy

Theo thống kê, từ năm 2015 đến hết năm 2021, UBND tỉnh đã chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế để trồng rừng thay thế cho 41 công trình, dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng, với tổng diện tích chuyển đổi hơn 711ha rừng.

Cụ thể như các Dự án Thủy lợi Nậm Pố (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ) với diện tích 4,77ha. Dự án nâng cấp đường vào khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng (hơn 10,9ha). Nâng cấp qyhb đường Đông Điện Biên (ĐT.147), huyện Điện Biên (7,16ha). Nâng cấp đường giao thông từ quốc lộ 12 - Pú Múa - Kết Tinh, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà (9,45ha). Đường giao thông kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng kinh tế động lực dọc trục quốc lộ 279 và quốc lộ 12 tỉnh Điện Biên (11,24ha)…

Ðể kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển đổi đất rừng sang mục đích khác, tỉnh Điện Biên đã tăng cường chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Ðặc biệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Điện Biên: Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi rừng, đất rừng   - Ảnh 3.

Một số tuyến đường nâng cấp, vi phạm vào rừng chưa được chủ đầu tư làm thủ tục chuyển đổi, nộp tiền trồng rừng thay thế. Ảnh: Vinh Duy

Bên cạnh đó, kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân; cùng với đó xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư.

Các dự án đã được HÐND tỉnh xem xét, chấp thuận phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đồng thời, đã thực hiện đúng Luật Ðất đai năm 2013 quy định các dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng do HÐND tỉnh chấp thuận; điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích để thực hiện các dự án đầu tư phải có nghị quyết của HÐND tỉnh đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10ha đất trồng lúa và dưới 20ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để thực hiện các công trình dự án trên địa bàn tỉnh được cập nhật trong các thời kỳ quy hoạch cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất từng giai đoạn cấp tỉnh và quy hoạch thời kỳ tỉnh.

Điện Biên: Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi rừng, đất rừng   - Ảnh 4.

Lực lượng kiểm lâm, kiểm tra thực tế tại một số khu vực vi phạm đến diện tích rừng. Ảnh: Vinh Duy

Các dự án sau khi chuyển đổi đất rừng đã phát huy hiệu quả đầu tư, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân trong khu vực được hưởng lợi, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Điển hình, dự án đường Na Sang - trung tâm xã Huổi Mí - Nậm Mức - thị trấn Tủa Chùa - Huổi Lóng (phân đoạn thị trấn Tủa Chùa - Nậm Mức - Huổi Mí) sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả đầu tư. Theo đó, dự án hoàn thành đã kết nối trung tâm huyện Tủa Chùa, xã Huổi Mí (Mường Chà) với quốc lộ 6 tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, làm cơ sở để xây dựng tuyến đường kết nối quốc lộ 6 với quốc lộ 12 phục vụ thiết thực cho nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Tăng cường phối hợp, quản lý đất lâm nghiệp, đất rừng ở Điện Biên

Vừa qua HÐND tỉnh khóa XV đã thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất và dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ vào các mục đích khác, năm 2022. Theo đó, có 50 dự án cần phải thu hồi đất, trong đó, 33 dự án chấp thuận mới, với tổng diện tích 659,95ha và 17 dự án điều chỉnh bổ sung, với diện tích 221,66ha. Đồng thời, có 31 dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ vào mục đích khác, với tổng diện tích hơn 84,11ha.

Điển hình, Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư hai bên đường Thanh Minh – đồi Độc Lập, với tổng diện tích chuyển đổi 0,3ha đất rừng phòng hộ; Dự án Di dời dân cư khỏi khu vực có nguy cơ thiên tai thôn Pú Ôn, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa với diện tích chuyển đổi 3ha… Ðể quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi đất rừng thực hiện các dự án này, hội đồng thẩm định đã thẩm tra tính hiệu quả, cũng như sự phù hợp quy hoạch của dự án. Do vậy, xác định việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để đầu tư các dự án là cần thiết.

Điện Biên: Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi rừng, đất rừng   - Ảnh 5.

Hiện tại UBND các huyện thị trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đang phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm đếm lại diện tích rừng và đất lâm nghiệp không có rừng. Ảnh: Vinh Duy

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, các cơ quan chức năng, địa phương và các vị chủ rừng cần tăng cường trách nhiệm thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ đối với toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra đối với dự án thực hiện trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa phận quản lý của đơn vị. Không để xảy ra tình trạng chặt phá rừng, tự ý san lấp mặt bằng diện tích có rừng khi chưa có quyết định phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng của cấp có thẩm quyền. Kiên quyết xử lý những trường hợp tác động rừng khi chưa hoàn thành thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin