|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệu quả từ mô hình nuôi trâu nhốt chuồng vỗ béo

Thời gian gần đây, nhiều người dân ở huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi gia súc quy mô lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình nuôi trâu nhốt chuồng vỗ béo của gia đình ông Lê Văn Nhỏ (ấp Mỹ Tân, xã Vĩnh Phú Đông) là một mô hình hiệu quả. Hình thức chăn nuôi này vừa giúp tiết kiệm công trông coi, diện tích chăn nuôi và quản lý, chăm sóc vật nuôi tốt, nhờ đó mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Thời gian gần đây, nhiều người dân ở huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi gia súc quy mô lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình nuôi trâu nhốt chuồng vỗ béo của gia đình ông Lê Văn Nhỏ (ấp Mỹ Tân, xã Vĩnh Phú Đông) là một mô hình hiệu quả. Hình thức chăn nuôi này vừa giúp tiết kiệm công trông coi, diện tích chăn nuôi và quản lý, chăm sóc vật nuôi tốt, nhờ đó mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Chính quyền xã tham quan mô hình nuôi trâu của ông Lê Văn Nhỏ (bìa phải). Ảnh: T.L

 

Sau khi lập gia đình và ra riêng, tài sản quý giá nhất của vợ chồng ông Nhỏ là 1 con trâu cái được cha mẹ cho để làm kế sinh nhai. Là người gắn bó với việc chăn nuôi trâu từ nhỏ, cộng với tìm hiểu, nắm bắt thông tin trên thị trường về nhu cầu tiêu thụ thực phẩm từ trâu, ông Nhỏ quyết định đầu tư hết vốn liếng dành dụm cho mô hình nuôi trâu.

 

Thay vì buộc trâu quanh nhà như truyền thống trước đây, ông đầu tư làm chuồng, tráng nền toàn bộ bằng xi-măng, rồi xây dựng chuồng trại theo đúng yêu cầu mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Từ 1 con trâu cái ban đầu, vợ chồng ông gầy công chăm sóc, trung bình mỗi năm trâu đẻ 1 con nghé, dần dần nhân đàn lên và xuất bán. Đến nay, số trâu của nhà ông lúc nào cũng có gần 30 con (giá trị gần 2 tỷ đồng).

 

Nhu cầu tiêu thụ trâu ngày càng tăng, số lượng trâu của gia đình không đủ cung cấp cho thị trường, do đó ông thu mua trâu từ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, kể cả ở nước bạn Campuchia để về nuôi vỗ béo. Theo ông Nhỏ, trung bình sau 3 tháng nuôi vỗ béo nếu xuất bán lợi nhuận đạt từ 2 – 3 triệu đồng/con.

 

Nhằm giảm chi phí đầu tư, ông dành 3 công đất ruộng để trồng cỏ voi, dự trữ rơm cuộn ngoài đồng ủ làm thức ăn cho trâu. Ngoài ra, khi những cánh đồng lúa thu hoạch xong, ông còn dắt trâu ra đồng để ăn rơm, rạ, cỏ. “Trâu là loài vật nuôi rất khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, ít khi mắc bệnh, chủ yếu là tiêm ngừa bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, nhiệt thân, bệnh nổi cục. Chuồng trại thì cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát và quản lý tốt đàn trâu theo điều kiện thời tiết là được”, ông Nhỏ chia sẻ kinh nghiệm nuôi.

 

Mô hình nuôi trâu vỗ béo của gia đình ông Lê Văn Nhỏ hiện đang được nhiều hộ chăn nuôi ở trên địa bàn xã áp dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, để phát triển đàn trâu bền vững và ổn định hơn, ngành Nông nghiệp huyện cần liên kết với người nuôi để cấp con giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra ổn định, giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin