Nông thôn Tây Bắc: Vị ngọt cây mía về với Hua Nhàn
Đầu năm 2021, nhiều hộ dân ở vùng Nông thôn Tây Bắc - xã Hua Nhàn (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đã lựa chọn đưa cây mía về trồng trên đất dốc...
Công ty CP Mía Đường Sơn La đồng hành cùng Nông thôn Tây Bắc
Là xã vùng cao của huyện Bắc Yên, vùng Nông thôn Tây Bắc - Hua Nhàn, hiện có 9 bản, hơn 800 hộ dân, gần 4.700 nhân khẩu, gồm 4 dân tộc: Mông, Khơ Mú, Thái, Kinh cùng sinh sống. Là xã thuần nông, địa hình đồi núi dốc, hiểm trở, thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào cây ngô, cây sắn nên đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 35,11%.
Với lợi thế nằm bên đỉnh đèo Chẹn, nơi vừa được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia Đèo Chẹn, điểm nút giao thông quan trọng nối giữa quốc lộ 37 với quốc lộ 6, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các loại nông sản, trong đó có cây mía.
Phát huy thế mạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã Hua Nhàn đã phối hợp Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La (Công ty) tuyên truyền, vận động bà con nông dân ở các bản đăng ký mở rộng diện tích trồng cây mía.
Theo đó, tháng 2/2021, Công ty đã cung ứng trên 400 tấn mía giống, 27 tấn phân bón cho 29 hộ nông dân trên địa bàn xã trồng mía. Đồng thời, xã chỉ đạo các hội, đoàn thể xã phối hợp với cửa hàng Hải Thoại (bản Đèo Chẹn) cung ứng trên 17.100 kg phân bón cho nông dân theo hình thức trả chậm, hướng dẫn người dân chăm sóc cây mía.
Nhờ vậy, đến nay, toàn xã Hua Nhàn có gần 33 ha mía, trong đó, trồng mới gần 28 ha, được trồng tập trung tại các bản Trông Dê, Đèo Chẹn, Cáy Khẻ, Pa Khốm... Hiện toàn bộ diện tích cây mía đang trong thời kỳ phát triển tốt, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào tháng 3 - 4/2022.
Cây mía tăng thu nhập cho Nông thôn Tây Bắc - Hua Nhàn
Dẫn chúng tôi lên thăm vườn mía xanh bạt ngàn ngút tầm mắt, với những cây mía cao gần 2 m, anh Sồng A Tính, bản Đèo Chẹn, bảo: Năm 2017, gia đình tôi đã đưa cây mía về trồng thay thế cây ngô, với diện tích hơn 2 ha, vụ đầu tiên gia đình tôi thu được hơn 200 tấn mía, với giá với giá 850 đồng/kg, thu về gần 200 triệu đồng.
Năm 2019, do ảnh hưởng của mưa đá nên cây mía bị thiệt hại nặng nề, tôi phải phá bỏ cây mía để làm đất tươi xốp trồng một vụ ngô. Tháng 2/2021, khi được cán bộ Công ty cung ứng giống, phân bón, gia đình tôi đã đăng ký trồng mới 2,6 ha mía.
Trông Dê là một trong những bản trồng nhiều mía nhất của xã Hua Nhàn, với diện tích 26 ha. Ông Mùa A Lử, Trưởng bản Trông Dê, chia sẻ: Do điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi phát triển trồng cây mía, năm nay, Ban quản lý bản đã phối hợp với cán bộ xã và cán bộ của Công ty tuyên truyền, vận động, bản có 19 hộ đăng ký tham gia trồng.
Bà con trồng mía được cán bộ Công ty hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bón phân, đầu tư giống trồng và hỗ trợ 5 triệu đồng/ha làm đất bằng máy xúc.
Cũng theo ông Lử, tất cả các hộ dân trồng mía đều ký cam kết hợp đồng với Công ty để thu mua cây mía. Năm nay là năm đầu tiên bà con trong bản trồng nên để đảm bảo độ ngọt cho cây mía và phát triển lâu dài, đến tháng 3/2022, bà con mới thu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Thào A Sáy, Chủ tịch UBND xã Hua Nhàn, thông tin: Sau một thời gian trồng, cây mía đang dần bén rễ trên đồng đất Hua Nhàn. Tuy nhiên để người dân gắn bó lâu dài với cây mía, thời gian tới, rất mong Công ty tạo điều kiện cho các hộ dân có nhu cầu ký kết trồng thêm mía nguyên liệu.
Có nhiều chính sách hỗ trợ như, cung ứng trả chậm giống mía, phân bón, hỗ trợ làm đất trồng mía, tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân.