Nuôi tôm sú sẽ gia tăng mạnh, đặc biệt ở Việt Nam và Trung Quốc
Do giá tôm chân trắng thấp trong hai năm nay, người nuôi tôm đang cân nhắc chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn. Trên khắp châu Á, sản lượng của loài này dự kiến sẽ đạt gần 700.000 tấn vào năm 2025, được gia tăng sản xuất ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc.
Tốc độ tăng trưởng của nguồn cung tôm nuôi toàn cầu đang chậm lại nhưng vẫn dự kiến sẽ tăng tưởng dương vào năm 2025, bất chấp giá thấp kỉ lục ở nhiều nơi trên thế giới.
Ecuador vẫn được nhận định là nhà sản xuất tôm lớn nhất thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn cung của nước này đang chậm lại và có thể sẽ định hình xu hướng toàn cầu.
Năm 2024 sẽ là một năm giảm tốc đáng kể với mức tăng trưởng nguồn cung 4% mỗi năm, và dự kiến sẽ tăng thêm 3% vào năm 2025.
Tất nhiên sự suy giảm này có phần nhiều liên quan tới Trung Quốc. Nếu gói cứu trợ của chính phủ Trung Quốc được thực hiện vào năm tới, thì những dự báo này có thể vẫn còn thấp.
Ngành tôm nuôi của Mexico đã phát triển tốt kể từ suy thoái vào năm 2013, vượt qua 200.000 tấn vào năm 2023. Mức tăng trưởng 1% cho năm nay và 4% cho năm tới được cho là ổn khi giá cả đang ở mức thấp, Mexico cũng có thị trường nội địa tiềm năng và khả năng xuất khẩu sang Mỹ.
Dù quy mô nhỏ hơn, nhưng ngành nuôi tôm của Brazil đã tăng trưởng nhanh kể từ năm 2017, và với mức tăng trưởng năm 20% vào năm ngoái, cùng với mức tăng trưởng 10% trong năm nay, sản lượng dự kiến sẽ đạt 150.000 tấn. Năm 2025 dự kiến sẽ vượt qua 160.000 tấn.
Venezuela vẫn là quốc gia tiềm năng đứng thứ 2 trong khu vực châu Mỹ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng ở đây dự kiến sẽ chậm lại trong năm nay và năm sau so với mức tăng 28% của năm 2023, nhưng đến năm 2025, nguồn cung của Venezuela dự kiến sẽ đạt 70.000 tấn.
Đối với những nhà cung cấp nhỏ hơn của Mỹ Latinh, đây sẽ là một giai đoạn đầy thách thức khi giá cả đang thấp. Vì vậy, Ecuador đang giảm tốc độ trong sản xuất tại khu vực này, nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng sản xuất tại đây, vậy nên xu hướng này chỉ là tạm thời.
Sản lượng của Ấn Độ liệu có giảm nhẹ?
Tại Ấn Độ, giá thấp đã khiến một số nông dân chuyển từ tôm chân trắng sang tôm sú.
Mức dự báo 3% cho sản lượng của Ấn Độ có thể là quá thấp khi xuất khẩu đang tăng trưởng 5% trong nửa đầu năm so với năm trước đó.
Trung Quốc đã có thời kì hoàng kim vào năm 2023, khi đó, nền kinh tế thực sự bùng nổ và chuẩn bị mở cửa, nhưng không may, việc mở cửa lại dẫn đến nhu cầu thấp hơn dự kiến. Vì vậy, sau một đợt tăng trưởng thực sự lớn vào năm 2023, sản lượng giảm nhưng vẫn tương đối tích cực.
Sản lượng tôm ở Châu Á tăng chậm lại
Ở hầu hết các quốc gia châu Á, sản lượng tôm chân trắng dự kiến tăng trưởng chậm trong 2 năm tới.
Ở Indonesia, tốc độ tăng trưởng sản lượng cũng đang chậm lại, đặc biệt là so với giai đoạn 2010-2022. Sản lượng của tất cả các loại tôm dự kiến giảm 2% xuống dưới 450.000 tấn, trong khi mức tăng 3% được dự đoán sẽ đẩy khối lượng trở lại mức đó vào năm tới, với hơn 50.000 tấn tôm sú.
Indonesia phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ cả Ecuador và Ấn Độ, cùng với giá cả thấp. Vì vậy, mức giảm 2% trong năm 2024 có thể vẫn hơi lạc quan.
Sản lượng tôm Thái Lan không thay đổi nhiều kể từ khi nước này mất thị phần tại Mỹ vào năm 2013. Mức giảm 1% trong năm 2024 và tăng 2% trong năm 2025 đồng nghĩa với việc tổng sản lượng tôm chân trắng và tôm sú sẽ đạt 400.000 tấn vào năm tới.
Cũng giống như ở Nam Mỹ, những nhà sản xuất nhỏ hơn của châu Á - Bangladesh, Philippines và Malaysia - đang gặp khó khăn do giá cả thấp.
Ở Trung Đông, Saudi Arabia và Iran đã tăng trưởng nhanh chóng kể từ năm 2010, nhưng cả hai dường như sẽ chứng kiến sự sụt giảm sản lượng trong năm 2025.
Nói tóm lại, tăng trưởng nguồn cung của châu Á hiện đang gần như đi ngang.
Sản lượng tôm sú tăng trưởng
Do giá tôm chân trắng thấp trong hai năm nay, người nuôi tôm đang cân nhắc chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn.
Trên khắp châu Á, sản lượng của loài này dự kiến sẽ đạt gần 700.000 tấn vào năm 2025, được gia tăng sản xuất ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc.
Cuối cùng, giai đoạn tăng trưởng của tôm càng xanh có vẻ như đã dừng lại. Sau khi đạt đỉnh khoảng 325.000 tấn vào năm 2023, sản lượng trên khắp châu Á - với phần lớn đến từ Trung Quốc - dự kiến sẽ giảm 5% trong năm nay và có thể giảm thêm 1% vào năm tới, xuống dưới mức 300.000 tấn