|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sơn La: Xây dựng thương hiệu để nông sản vươn xa

Nông dân Sơn La xác định xây dựng và bảo vệ "thương hiệu" là "chìa khóa" để các sản phẩm nông sản khẳng định chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Khẳng định chất lượng nông sản

Xây dựng thương hiệu là chìa khóa để khẳng định được chất lượng nông sản, tăng sức cạnh tranh với thị trường, giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Xác định được yếu tố trên, các hộ nông dân, HTX, Doanh nghiệp dân trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp, theo hướng sạch, an toàn, hướng hữu cơ, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

Từ đó khẳng định được chất lượng sản phẩm nông nghiệp Sơn La đáp ứng được nhu cầu người tiêu thụ, đáp ứng được các thị trường. Đến nay nhiều sản phẩm nông nghiệp của Sơn La đã chinh phục được các thị trường khó tính như các nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Trung Đông và nhiều nước khác trên thế giới.

Sơn La: Xây dựng thương hiệu để nông sản vươn xa - Ảnh 2.

Nông dân Sơn La hương hiệu để các sản phẩm nông sản khẳng định chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ảnh: Văn Ngọc

Với HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận (xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu), được thành lập năm 2013. Mục tiêu của HTX là sản xuất chè, làm thương hiệu để cung cấp cho thị trường, góp phần nâng cao giá bán chè cho người dân địa phương. Các sản phẩm chính của HTX, gồm: Chè kim tuyên, shan tuyết, chè lai F1, F2, 100% chè sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Dây chuyền sản xuất của HTX hiện đang có công suất 20 tấn chè búp tươi/ ngày, tương đương với khoảng 4 tấn chè khô thành phẩm. Trung bình mỗi năm bao tiêu khoảng 2.500 tấn chè búp tươi cho bà con, sản xuất 500 tấn chè khô xuất ra thị trường.

Cuối năm 2019, sản phẩm chè Phổng Lái, Thuận Châu của HTX đã được UBND tỉnh Sơn La chứng nhận là sản phẩm OCOP và đạt hạng sản phẩm 4 sao. Năm 2019, HTX được UBND tỉnh Sơn La cấp chứng nhận "Chè Trọng Nguyên – Phổng Lái Thuận Châu" là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Tháng 9/2020 sản phẩm Chè Trọng Nguyên - Phổng lái Thuận Châu được Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chứng nhận là sản phẩm đạt danh hiệu "Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2019.

Sơn La: Xây dựng thương hiệu để nông sản vươn xa - Ảnh 3.

Sản phẩm chè của HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận (xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu) được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Văn Ngọc

Ngoài tạo việc làm cho hội viên, HTX Bình Thuận đã liên kết sản xuất với 500 hộ nông dân ở các xã như Phổng Lái, xã Chiềng Pha, Xã Mường E (huyện Thuận Châu), giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương với thu nhập bình quân gần 5 triệu đồng/người/ tháng.

"Sản phẩm chè của HTX được người tiêu dùng đón nhận. Hiện tại, sản phẩm chè của HTX được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Đài Loan và Thái Lan. "Mỗi năm, tại thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 30 - 40 tấn chè Trọng Nguyên. Đặc biệt, thị trường Đài Loan tiêu thụ khoảng 500 - 600 tấn chè búp khô, tương đương gần 3.000 tấn chè búp tươi", bà Bình chia sẻ.

Sơn La: Xây dựng thương hiệu để nông sản vươn xa - Ảnh 4.

Đến nay, Sản phẩm chè của HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Đài Loan và Thái Lan. Ảnh: Văn Ngọc

Còn đối với cơ sản xuất kinh doanh cá thể của gia đình Chị Đào Thị Hiếu, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), nhận thấy việc xây dựng thương hiệu là chìa khóa để khẳng định được chất lượng sản phẩm, cạnh tranh được với thị trường. Cùng với đó, tại địa phương, nguồn thủy sản tự nhiên khá lớn, tuy nhiên người dân mới chỉ khai thác cá tươi để bán ra thị trường với giá thành không cao. Đặc biệt, còn một lượng khá lớn cá có trọng lượng dưới 1kg chưa được chế biến gây lãng phí.

Vì thế, chị Hiếu tìm tòi, nghiên cứu, sáng chế máy xay cá để có thể chế biến các loại cá nhỏ thành nhiều loại thực phẩm tiêu dùng, tận dụng được tối đa nguyên liệu từ nguồn cá tại địa phương, tham gia chương trình OCOP  để xây dựng thương hiệu. Đến nay sản phẩm chả cá sông Đà của gia đình chị Hiền đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

"Tham gia chương trình OCOP, cơ quan chuyên môn của huyện đã hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ về sản phẩm và hướng dẫn xây dựng khu vực sản xuất, chế biến. Hiện nay, sản phẩm chả cá sông Đà đang được đưa vào bán tại Trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản tiêu biểu của huyện, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình", chị Hiếu nói.

Sơn La: Xây dựng thương hiệu để nông sản vươn xa - Ảnh 5.

Nhờ xây dựng thương hiệu, sản phẩm chả cá của gia đình Chị Đào Thị Hiếu, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), tiêu thụ thuận tiện hơn. Ảnh: Văn Ngọc

Nâng tầm chất lượng nông sản

Sau 3 năm tập trung triển khai chương trình OCOP, đến nay Son  La đã chứng nhận được 110 sản phẩm (trong đó có 01 sản phẩm 5 sao cấp Quốc gia; 48 sản phẩm 4 sao và 61 sản phẩm 3 sao).

Bà Hoàng Thị Thu Hiền, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Sơn La cho biết: Mục tiêu của tỉnh Sơn La là phấn đấu có trên 200 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, từng bước xây dựng sản phẩm OCOP Sơn La thành thương hiệu có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội tiêu và từng bước hướng tới xuất khẩu.

Để hiện thực hóa mục tiêu đó, thời gian tới, các cấp, các ngành trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình OCOP gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới. Từ đó, khuyến khích các chủ thể mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Sơn La: Xây dựng thương hiệu để nông sản vươn xa - Ảnh 6.

Nông dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao gia trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản. Ảnh: Văn Ngọc

Đồng thời, nghiên cứu, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất hàng hóa chủ lực, tạo vùng nguyên liệu bền vững cho chế biến sản phẩm, tạo điều kiện để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Nhân rộng các mô hình phát triển sản phẩm OCOP, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời, đẩy mạnh triển khai chương trình ký kết các hợp đồng chế biến, tiêu thụ tại các Hội nghị Kết nối giao thương, tuần hàng nông sản an toàn, Hội chợ, triển lãm các sản phẩm nông nghiệp… nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước và xuất khẩu.

Sơn La: Xây dựng thương hiệu để nông sản vươn xa - Ảnh 7.

Đến nay nhiều sản phẩm nông nghiệp của Sơn La đã chinh phục được các thị trường khó tính trên thế giới. Ảnh: Văn Ngọc

Đến nay, tỉnh Sơn La đã được cấp 281 mã số vùng trồng với tổng diện tích 4.608,45 ha cây ăn quả và 34 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; sản lượng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu 46.000 tấn cho các thị trường Úc, Zealand, Mỹ, Trung Quốc, EU và một số thị trường khác.

Sản lượng nông sản an toàn đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ các siêu thị, các chuỗi cửa hàng với sản lượng quả 44.720 tấn (xoài, nhãn, mận, chanh leo, bơ, cam, bưởi, dâu tây, thanh long...) đảm bảo tiêu chuẩn quả an toàn cung ứng cho các siêu lớn tại Hà Nội, các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa,…các cửa hàng bán nông sản an toàn trong và ngoài tỉnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin