|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thị trường sản phẩm chăn nuôi cuối năm: “Ẩn số” khó đoán

Ngành chăn nuôi đang vào vụ sản xuất cuối năm, phục vụ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, với một năm đầy biến động và khó khăn, thị trường sản phẩm chăn nuôi là “ẩn số”, rất khó dự đoán.

 

Công ty kỹ nghệ súc sản Vissan sở hữu dây chuyền giết mổ riêng để cung cấp thịt và nguyên liệu cho chế biến

Tổng thể cung – cầu sản phẩm chăn nuôi

Cụ thể: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 9/2021, đàn lợn cả nước tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm 2020; đàn trâu giảm 3,7%; đàn bò tăng 1,1%; đàn gia cầm tăng 1%. Ước tính 9 tháng 2021, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3.060,9 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 86,6 nghìn tấn, giảm 0,4%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 332,4 nghìn tấn, tăng 2,4%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1.402,7 nghìn tấn, tăng 4,3%; sản lượng trứng gia cầm đạt 12,8 tỷ quả, tăng 4,3%.

Trong bối cảnh đó, nhập khẩu thịt các loại trong 8 tháng /2021 lượng nhập khẩu thịt đạt hơn 681,7 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhập khẩu thịt lợn đạt hơn 256,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 507,8 triệu USD, tăng 62,2% về lượng và tăng 83,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thịt gà đông lạnh đạt hơn 167,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 148,8 triệu USD, giảm 23,8% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, đối với thị trường trong nước, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 là rất rõ nét và nặng nề, đặc biệt là đối với sản phẩm chăn nuôi chủ lực là thịt lợn và thịt gia cầm. Trong mối quan hệ cung – cầu – giá cả thì tổng cung tiếp tục tăng, trong khi nhu cầu giảm mạnh dẫn tới mức giá giảm.

Nguyên nhân nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm ngoài việc đứt gãy nguồn cung cục bộ do cách ly, đóng cửa các bếp ăn tập thể của nhà máy, trường học… thì chủ yếu là do thu nhập giảm. 

 Ngày 24/9, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã công bố trực tuyến hai báo cáo: “Đánh giá nhanh về tác động kinh tế – xã hội của COVID-19 đối với các hộ gia đình dễ bị tổn thương ở Việt Nam” (Báo cáo đánh giá tác động đã khảo sát 498 hộ gia đình). Kết quả khảo sát cho thấy, tác động kinh tế là rất lớn, trong đó 88% hộ gia đình bị ảnh hưởng việc làm vào tháng 7/2021 và 63,5% hộ gia đình bị giảm thu nhập từ 30% trở lên so với thời kỳ trước đại dịch (tháng 12/2019). Cắt giảm chi tiêu là biện pháp phổ biến nhất được các hộ sử dụng với 79,4% hộ bị ảnh hưởng phải cắt giảm chi tiêu. Hầu hết các khoản cắt giảm chi tiêu liên quan đến thực phẩm, với 71% số hộ gia đình bị ảnh hưởng đã cắt giảm chi phí thực phẩm. Một nửa số hộ gia đình (51,2%) phải giảm lượng thức ăn mỗi bữa và 17,7% số hộ gia đình giảm số bữa ăn mỗi ngày.

Doanh nghiệp chăn nuôi: Sẽ không thiếu thịt, trứng

Phát biểu tại diễn đàn trực tuyến “Kết nối tiêu thụ nông sản tỉnh Bình Dương năm 2021” ngày 9/10 do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức, ông Lê Thanh Phương – giám đốc Công ty TNHH Emivest Việt Nam – tính toán và cho biết hiện nay tất cả các sản phẩm chăn nuôi trong nước đều đang bán dưới giá thành khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng nề.

Cụ thể, ngày 9/10, giá lợn hơi chỉ còn 41.000 – 42.000 đồng/kg, tức dưới giá thành 20.000 đồng/kg. Gà trắng dù hiện lên giá ở mức 20.000 đồng/kg nhưng giá thành sản xuất là 30.000 đồng/kg, gà màu đang bán giá 30.000 đồng/kg nhưng giá thành 40.000 đồng/kg, gà ta bán giá 45.000 đồng/kg, vẫn thấp hơn giá thành 10.000 đồng/kg. Trứng gà loại một tại trại đang bán với giá 1.250 đồng/quả, trong khi giá thành là 1.850 đồng/quả .

Theo ông Phương, dựa trên số liệu của Bộ NN&PTNT nói về tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm cả nước một năm tương đương 20 triệu tấn, và chia theo cơ cấu các sản phẩm chăn nuôi như heo, gà, trứng… thì với giá bán như thời gian qua, tổng lỗ của các công ty chăn nuôi và nông dân trong nước trong năm 2021 dự kiến không dưới 80.000 tỉ đồng.

Nguyên nhân thua lỗ của ngành chăn nuôi chủ yếu là do lưu thông hàng hóa bị gián đoạn, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, còn thị trường tiêu thụ có ít đi nhưng không đáng kể.

Theo đánh giá của các công ty chăn nuôi, từ nay đến Tết âm lịch và sau Tết, Việt Nam không lo về thiếu thực phẩm như heo, gà, nhưng dài hạn thì gà và trứng sẽ thiếu nghiêm trọng vì hiện nay tất cả các công ty giống đều bị “cưỡng bức thải loại đàn gà đẻ”, và khi thị trường mở cửa trở lại thì sẽ thiếu hụt.

“Ngoài giá bán thấp hơn giá thành, còn đối mặt khó khăn khi người lao động không muốn làm, xin về quê không quay lại dù doanh nghiệp trả lương đúng hạn, công việc đảm bảo”, ông Phương cho biết.

Ông Nguyễn Thanh Phương đề nghị chính quyền ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân tại các cơ sở chăn nuôi đầy đủ để ổn định người lao động, và ngân hàng nên giảm lãi suất để người chăn nuôi duy trì sản xuất và tái đàn. Ngân hàng nên giảm và giãn lãi suất cho người chăn nuôi có sức tái đàn.

Còn ông Nguyễn Như So – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco chia sẻ tại hội nghị “Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và kế hoạch năm 2022”: hiện nay trong chăn nuôi heo, C.P (Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam) và Dabaco đang tồn nhiều loại heo 33-34 tuần tuổi, phải bán nối tiếp 2 tháng mới tiêu thụ hết được số heo đang tồn đọng.

Trong khi, giá heo hơi ở miền Bắc giảm xuống 36.000 – 37.000 đồng/kg, giảm 40 – 50% so với đầu năm, giá gà cũng vẫn ở mức thấp, việc tiêu thụ rất chậm. Với mức giá này, ngay cả những doanh nghiệp chủ động 60% thức ăn chăn nuôi cho đàn heo cũng lao đao.

Theo ông So, lượng thịt heo Dabaco đưa ra thị trường giảm khoảng 9.000 tấn/tháng gồm cả heo con, nếu không bán được đủ số lượng này thì số heo con đẻ ra không có chỗ nuôi.

Về trứng, mỗi ngày Dabaco cung cấp cho thị trường 700.000 quả trứng, trong đó 100.000 quả trứng chế biến. Riêng gà giống, Dabaco đang nhân và cung cấp gà giống ra thị trường nhiều nhất cả nước khoảng 60 triệu con gà, chủ yếu là gà màu. Tuy nhiên, công ty chỉ bán được 30-40%.

Cũng theo ông So, hiện nay, tổng đàn lợn ở các địa phương rất lớn. Trước đây, các trang trại, doanh nghiệp xuất chuồng loại lợn 100 – 105kg/con, nhưng đến giờ đàn lợn quá lứa từ 125kg/con, có nơi quá lứa tăng trên 130kg/con ứ đọng rất nhiều. Do đó, Cục Chăn nuôi cân nhắc xem xét về mặt thống kê số lượng lợn xem cuối năm có thực sự thiếu nguồn cung không?”, ông So nói.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đang mở rộng quy mô, xây thêm trang trại. Đơn cử như Dabaco trong năm 2022 có thể tăng lên 15.000 – 18.000 heo nái, năng suất cao đạt 28 heo con/nái.

Giá cước vận chuyển bằng giá mua ngô do đứt gãy chuỗi cung ứng. Do đó, các đơn vị sản xuất thức ăn hầu như không có lợi nhuận dù doanh số bán hàng vẫn tăng mạnh so với năm 2020.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết