|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiềm năng Arabica tăng giá do lo ngại sản lượng Brazil, cà phê trong nước giảm nhẹ

Giá cà phê trên hai sàn giao dịch thế giới hôm nay tăng giảm không đồng nhất, trong đó Arabica tăng mạnh hơn 2%. Thị trường trong nước ghi nhận giá giao dịch cà phê giảm nhẹ.

Giá cà phê ngày 28/6/2024 – Tiềm năng Arabica tăng giá do lo ngại sản lượng Brazil

Ghi nhận phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London tiếp tục giảm, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 giảm 12 USD, giao dịch tại 4.047 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 giảm 8 USD giao dịch tại 3.865 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York tăng, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 tăng 2 Cent, giao dịch tại 226,35 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2024 tăng 1,7 Cent, giao dịch tại 224,20 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.

Tiềm năng Arabica tăng giá do lo ngại sản lượng Brazil, cà phê trong nước giảm nhẹ- Ảnh 1.

Cà phê Arabica đã nhận được sự hộ trợ hôm thứ năm sau khi hợp tác xã cà phê Expocacer cho biết nông dân trồng cà phê Brazil đang thu hoạch những hạt cà phê nhỏ hơn bình thường trong vụ thu hoạch này sau khi cây cà phê trải qua thời kỳ nắng nóng và hạn hán gây tổn hại cho sự phát triển. Ngoài ra, StoneX một công ty dịch vụ tài chính kỳ cựu của Mỹ trong ngày giao dịch cũng dự đoán lượng thặng dư cà phê toàn cầu năm 2024/25 là chỉ 2-3 triệu bao, thấp hơn mức dự báo 5,6 triệu bao của Bộ Nông nghiệp Mỹ trước đây.

Giá cà phê Arabica kỳ hạn đang trên đà tăng tháng thứ 4 liên tiếp và tăng khoảng 20% trong năm nay do lo ngại về nguồn cung. Giá của loại cà phê Robusta cũng tăng hơn 40% vào năm 2024 do sản lượng tại quốc gia trồng chủ chốt là Việt Nam gặp khó khăn do hạn hán. 

Trong tháng này, Marex Group đã cắt giảm triển vọng sản lượng cà phê Brazil xuống còn 44 triệu bao cà phê Arabica trong niên vụ 2024-25 hiện tại. Con số này so với ước tính tháng hồi tháng 3 là 46,6 triệu.

Vụ thu hoạch yếu hơn đang khẳng định nỗi lo ngại của nông dân. Nhiệt độ cao diễn ra vào cuối năm 2023 có hại cho sự phát triển ban đầu của hạt cà phê. Do đó, sản lượng cà phê sẽ thấp hơn từ 10% đến 15% so với dự kiến trước đây vì người trồng sẽ cần sử dụng nhiều hạt cà phê hơn để lấp đầy một bao cà phê nặng 60 kg.

Sản xuất cà phê ở Brazil, Colombia và Trung Mỹ phải đối mặt với những thách thức về khí hậu, đặc biệt là hiện tượng El Niño diễn ra từ quý III năm 2023 đến quý I năm 2024.

Dự trữ cà phê Arabica đã qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên thị trường cà phê New York giảm 33.975 bao vào ngày hôm qua, ghi nhận lượng tồn kho này ở mức 808.459 bao.

Tồn kho cà phê Robusta được chứng nhận trên Sàn giao dịch London được cho là đã tăng 7.833 bao trong tuần, tính đến ngày 24/6/2024, đăng ký tổng cộng 986.500 bao, trong đó Brazil Conillon chiếm hơn 90%.

Hoạt động giao dịch cà phê vẫn chậm chạp ở Việt Nam do nguồn cung khan hiếm, với giá trong nước ổn định ở mức khoảng 120.000 đồng/kg.

Nông dân ở Tây Nguyên, vùng trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, đang bán cà phê với giá trong khoảng 118.800-119.900 đồng/kg, không thay đổi nhiều so với một tuần trước.

Tiềm năng Arabica tăng giá do lo ngại sản lượng Brazil, cà phê trong nước giảm nhẹ- Ảnh 2.

Những ngày giữa tháng 6/2024, thị trường cà phê trong nước diễn ra khá trầm lắng. Ngày 18/6/2024, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa giảm 4.000 đồng/kg so với ngày 10/6/2024, xuống còn 119.000 – 120.000 đồng/kg, Bộ Công Thương Việt Nam đưa tin.

Về tình hình xuất khẩu, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tháng 5/2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan đạt 2,46 nghìn tấn, trị giá 11,51 triệu USD, giảm 53,6% về lượng và giảm 45,4% về trị giá so với tháng 4/2024, so với tháng 5/2023 giảm 30,8% về lượng, nhưng tăng 33,0% về trị giá.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan đạt 28,96 nghìn tấn, trị giá 104,18 triệu USD, tăng 44,3% về lượng và tăng 109,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin