|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trồng loại quả lúc non làm rau, già đơ thì bán xơ cho khách Hàn, Nhật, anh nông dân lãi 300 triệu đồng/năm

Hơn 5 năm gắn bó với mô hình trồng mướp, anh Nguyễn Văn Tiến ở phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành đã đầu tư trồng 3 ha mướp trâu theo phương thức gối vụ. Mỗi ngày, anh Tiến thu từ 400-500kg mướp tươi cung cấp ra thị trường.

angThế nhưng, giá mướp lên xuống thất thường, có thời điểm xuống thấp chỉ còn 2.000 đồng/kg. Để giải quyết bài toán đầu ra cho trái mướp, anh Tiến đã học hỏi, tìm hiểu nhiều giải pháp, trong đó có phương án để trái mướp già đi, đợi trái khô rồi thu hoạch xơ mướp. 

Anh Tiến đã đầu tư khoảng 130 triệu đồng cho mỗi hécta để làm giàn, lắp đặt hệ thống tưới nước sử dụng năng lượng mặt trời để trồng mướp trâu. Sau khi trừ chi phí, mỗi vụ anh Tiến thu từ 25-30 triệu đồng/ha mướp. 

Trồng loại quả lúc non làm rau, già đơ thì bán xơ cho khách Hàn, Nhật, anh nông dân lãi 300 triệu đồng/năm- Ảnh 1.

 

Anh Nguyễn Văn Tiến thu hoạch mướp tươi

Mướp trồng 2 tháng sẽ cho thu hoạch và thời gian thu kéo dài khoảng 3,5 tháng. Để có mướp thu hoạch quanh năm, anh Tiến chia diện tích đất trồng gối vụ và trồng 3 vụ/năm. Bình quân 1 ha đất trồng mướp, anh thu 20 tấn trái tươi và 500kg mướp xơ.

Trồng loại quả lúc non làm rau, già đơ thì bán xơ cho khách Hàn, Nhật, anh nông dân lãi 300 triệu đồng/năm- Ảnh 2.

Mướp để khô lấy xơ có độ già tự nhiên, độ già phải từ 80% trở lên mới đạt, xơ phải cứng

Anh Tiến chia sẻ: Khi giá cao (hơn 6.000 đồng/kg), ổn định thì tôi để bán mướp tươi, còn giá rẻ sẽ để mướp khô bán xơ. Mướp khô phải để trái già tự nhiên, xơ mướp phải dày, trắng và mịn thì mới có thể cung cấp cho công ty thu mua để làm thành phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc. 

"Mướp khô thô có giá 25.000 đồng/kg, còn mướp đã tách bỏ vỏ và hạt giá 200 ngàn đồng/kg. Hiện tôi mới liên kết cung cấp mướp khô cho đối tác ở tỉnh Gia Lai" - anh Tiến cho biết thêm.

Ở Việt Nam, xơ mướp được thu mua để sản xuất các sản phẩm gia dụng, xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và một số nước ở châu Âu. Đây là những thị trường khó tính, khắt khe trong việc kiểm định hóa chất tồn dư. Do đó, người dân phải tuân thủ phương thức sản xuất sạch - xanh. 

Hiện anh Tiến đang sản xuất theo hướng liên kết, cung cấp nguyên liệu thô cho đối tác để làm ra các sản phẩm như: bông tắm; miếng rửa chén, bát; miếng lót giày… xuất khẩu.

Trồng loại quả lúc non làm rau, già đơ thì bán xơ cho khách Hàn, Nhật, anh nông dân lãi 300 triệu đồng/năm- Ảnh 3.

Xơ mướp làm thành các dòng sản phẩm như: bông tắm; miếng rửa chén, bát; miếng lót giày… xuất khẩu (Thành phẩm)

Linh động, sáng tạo trong phát triển mô hình kinh tế, sau khi trừ chi phí, anh Tiến thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm. Để giải bài toán đầu ra cho trái mướp, anh bán cả trái tươi và trái khô. 

Nhưng theo anh Tiến, nếu chỉ trồng mướp bán xơ thì không có lời mà phải kết hợp bán trái tươi để bù tiền đầu tư, thuê nhân công và bán mướp xơ để thu lời, đồng thời giải quyết lượng mướp tươi không có đầu ra, giá bán thấp.

 

Trồng mướp bán trái là một trong những mô hình được nhiều nông dân chọn phát triển kinh tế vì vốn đầu tư thấp, nhanh thu hoạch, ít sâu bệnh, ít tốn công chăm sóc. Tuy nhiên, tình trạng “được mùa mất giá - được giá mất mùa” ảnh hưởng tới nguồn thu của nông dân. Mô hình trồng mướp bán xơ đã giải quyết được bài toán đầu ra cho trái mướp và giúp nông dân tăng thu nhập. Vì vậy, đối với diện tích đất không thể trồng cây lâu năm, các hội viên nông dân nên nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và tận dụng quỹ đất trống trồng mướp bán xơ để có thêm thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành TRƯƠNG MINH NGÀN

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin