|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Về thủ phủ gỗ nghiến ở Điện Biên tận mắt thấy tài nguyên "vàng" được người dân bảo vệ nghiêm ngặt

Phình Sáng được coi là một trong thủ phủ gỗ nghiến tại huyện Tuần Giáo (Điện Biên). Với đặc thù phân bố, cây nghiến thường mọc trên sườn núi đá vôi. Để những cây gỗ quý không tiếp tục bị đốn hạ, các chủ rừng và người dân nơi đây vẫn luôn tâm niệm "Dù khó khăn đến mấy cũng phải bảo vệ cho bằng được"

Theo chân cán bộ kiểm lâm địa bàn và tổ tuần tra, bảo vệ rừng bản Phình Sáng men theo những con dốc gần như thẳng đứng, chênh vênh bên sườn núi, rồi băng qua nhiều cánh rừng rậm rạp, sau gần 3h đồng hồ, chúng tôi có mặt tại khu rừng đang được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của huyện Tuần Giáo.

Trao đổi với phóng viên, anh Lê Ngọc Sơn, Kiểm lâm huyện Tuần Giáo phụ trách xã Phình Sáng cho biết: 88 hộ gia đình ở bản Phình Sáng được giao quản lý, bảo vệ hơn 530ha rừng, có rất nhiều cây gỗ nghiến có đường kính lên đến gần 2m. Suốt những năm qua, diện tích rừng của bản được bảo vệ toàn vẹn, người dân cũng không phá rừng làm nương và cũng không có cháy rừng xảy ra.

Đề phòng kẻ gian đốn hạ cây nghiến, mỗi tuần 1 lần, cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện, kiểm lâm phụ trách địa bàn và tổ tuần tra, bảo vệ rừng của bản thực hiện tuần tra trên toàn bộ diện tích rừng được giao.

Về thủ phủ gỗ nghiến ở Điện Biên tận mắt thấy tài nguyên "vàng" được người dân bảo vệ nghiêm ngặt - Ảnh 2.

Ngoài Pú Nhung, Rạng Đông và Ta Ma, thì Phình Sáng cũng được coi là thủ phủ của gỗ Nghiến tại huyện Tuần Giáo. Ảnh: Bùi Quang

 "Trong địa bàn xã Phình Sáng này cây gỗ nghiến phân bố dọc theo các dãy núi đá. Trong công tác bảo vệ rừng chúng tôi cử các tổ đội bảo vệ rừng của bản thường xuyên đi kiểm tra khu vực mà có cây gỗ nghiến, khi có hiện tượng khai thác chúng tôi sẽ kiểm tra và ngăn chặn kịp thời" anh Sơn nói.

Về thủ phủ gỗ nghiến ở Điện Biên tận mắt thấy tài nguyên "vàng" được người dân bảo vệ nghiêm ngặt - Ảnh 3.

Cán bộ Ban quản lý rừng, kiểm lâm phụ trách địa bàn và tổ tuần tra, bảo vệ rừng của bản tuần tra diện tích rừng được giao quản lý. Ảnh: Bùi Quang

Xã Phình Sáng có hơn 1.500ha rừng với nhiều loại gỗ quý; Cây gỗ nghiến mọc rải rác trên các cánh rừng của 7/10 bản của xã. Tuy nhiên, địa giới hành chính của bản lại giáp ranh với xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa và huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La, nên vẫn xảy ra tình trạng, người dân các địa bàn lân cận sang tìm cách khai thác trộm gỗ nghiến. Các đối tượng thường lợi dụng ban đêm để thực hiện hành vi vi phạm.

Về thủ phủ gỗ nghiến ở Điện Biên tận mắt thấy tài nguyên "vàng" được người dân bảo vệ nghiêm ngặt - Ảnh 4.

Cây ngỗ nghiễn tại xã Phình Sáng được phân bố dọc theo các dãy núi đá. Ảnh: Bùi Quang

Ông Mùa A Giao, trưởng Bản Phình Sáng, xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo, tỉnh Sơn La chia sẻ: Các đối tượng khai thác trộm chủ yếu khai thác ban đêm, nên ban đêm chúng tôi cũng phải vào rừng để kiểm tra, ngăn chặn. Có lúc chúng tôi phải chuẩn bị mì tôm, thức ăn đi vào rừng để kiểm tra 2 đến 3 ngày, có vẫn đề gì chúng tôi về báo cáo với xã, với kiểm lâm để giúp chúng tôi.

Về thủ phủ gỗ nghiến ở Điện Biên tận mắt thấy tài nguyên "vàng" được người dân bảo vệ nghiêm ngặt - Ảnh 5.

Tất cả các hành vi khai thác lâm sản trái phép tại xã Phình Sáng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Ảnh: Bùi Quang

Hiện nay, 100% diện tích rừng của xã đã được giao cho các nhóm hộ và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Hàng năm, các chủ rừng đều được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; mỗi bản cũng đã xây dựng được quy ước, hương ước và thành lập các tổ tuần tra, bảo vệ rừng, nên công tác bảo vệ rừng trong toàn xã đã đi vào nề nếp, quy củ hơn.

Người dân ở 10 bản tại xã Phình Sáng đã và đang được thiên nhiên trả công xứng đáng cho việc giữ rừng. Họ được sống giữa một màu xanh trùng điệp của núi rừng với không khí trong lành, còn những cây gỗ nghiến vẫn tiếp tục vươn mình xanh tốt giữa đại ngàn.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết