Ẩm thực đặc sắc Tây Bắc: Hương vị chè vùng cao Phiêng Cằm
Chè Phiêng Cằm (Mai Sơn, Sơn La) hương vị thơm đặc trưng, đậm đà, màu nước xanh, thuần khiết đã trở nên quen thuộc với mọi khách hàng...
Chè Phiêng Cằm ngon từ nguồn gốc
Chè đặc sản vùng cao Phiêng Cằm được chế biến từ những búp chè tươi chất lượng cao là giống chè của Đài Loan, trồng ở xã Phiêng Cằm, với độ cao trên 1.200 m. Sản phẩm chè xanh được áp dụng công nghệ tiên tiến của Đài Loan. Điều đặc biệt mà khách hàng sẽ tìm được khi thưởng thức sản phẩm chè của Công ty cổ phần Chè Sơn La: Giá sản phẩm chè của Công ty rất hợp lý chứ không bị đẩy lên cao như 1 số sản phẩm khác. Bên cạnh đó, do đây là vườn chè giống gốc của Sơn La, được nhập giống từ nước ngoài về và trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến đúng qui trình, kĩ thuật, không có sự pha trộn nên chất lượng rất cao; hương vị rất đạm đà vè bền hương, bền nước...
Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Sơn La, cho biết: Sản phẩm chè hiện nay Công ty đang cung cấp ra thị trường là giống chè Kim Tuyên, Bát Tiên, Đài Loan, Ô Long được trồng ở xã vùng cao Phiêng Cằm. Đây cũng là giống chè có chất lượng cao, có uy tín, thương hiệu từ hàng nghìn năm ở đất nước Trung Hoa được nhập về Việt Nam để trồng.
Cây chè trồng ở Phiêng Cằm được trồng trong điều kiện thời tiết, đất đai rất thuận lợi, có sự khác biệt so với các loại giống khác như giống chè LDP1, LDP2 của huyện Thuận Châu và chè Mộc Châu là nước chè xanh và thơm hơn.
Anh Nguyễn Văn Triển, một khách hàng chuyên mua chè đặc sản Phiêng Cằm ở tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ: Uống chè gây "nghiện", nhất là chè càng ngon càng khiến những người có sở thích uống chè hàng ngày như chúng tôi. Cứ mỗi buổi sáng sớm khi bật dậy khỏi giường, tôi phải đun nước, rửa chén để pha chè trước tiên thưởng thức đã rồi mới tranh thủ đi làm công việc khác. Chính vì hương vị chè Phiêng Cằm đã gắn bó với tôi từ lâu năm nên khi vào các cửa hàng tôi phải tìm loại chè này để mua về pha uống đấy.
Ông Sồng Bả Nênh, xã Mường Hung, huyện Sông Mã (Sơn La), tâm sự: Có một lần tôi được bạn bè rủ đi tham quan, trải nghiệm đồi chè Phiêng Cằm được nghe người dân ở mảnh đất có loại chè đặc sản ở đây thơm khắp núi rừng. Thế là tôi được bà con chào đón, thưởng thức hương vị chè, từ đó tôi nghiện chè Phiêng Cằm.
Nhưng hương vị chè Phiêng Cằm đã mang lại cho tôi cảm thoải mái hơn, những lúc mệt mỏi, đi nương rẫy về lại pha chè uống, trong người như khỏe hẳn lên. Bởi vậy nên ngày nào tôi cũng phải pha chè uống thường xuyên đấy.
Cây chè đã gắn bó với vùng đất Phiêng Cằm hơn 20 năm nay, nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và Công ty Cổ phần chè Sơn La mà thương hiệu chè Phiêng Cằm đang từng bước khẳng định thương hiệu, vị thế khi xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Chè Phiêng Cằm vì sức khoẻ và sở thích người tiêu dùng
Hiện nay, toàn xã Phiêng Cằm có 25 ha chè, được trồng tập trung ở các bản Nong Tầu Mông, Nong Tầu Thái, Huổi Nhả, Phiêng Phụ. Những năm qua, Công ty cổ phần Chè Sơn La đã khôi phục, phát triển diện tích chè, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Để có sản phẩm chè chất lượng tốt nhất, cán bộ Công ty Cổ phần chè Sơn La hướng dẫn bà con hái tay đúng 1 tôm 2 lá. Sau khi hái ở vườn chè về xưởng được bảo quản tươi, rồi đưa vào chế biến, xào lăn và đưa ra tạo hương theo đúng quy trình.
Bên cạnh đó, đối với người làm chè để có ấm chè ngon đòi hỏi gia chủ phải có tâm huyết, như chọn hái chè vào ngày nắng, đúng thời điểm ra búp, chè hái xong về phải thực hiện khâu xào lăn luôn. Đây là khâu đặc biệt quan trọng quyết định đến chất lượng của sản phẩm chè, do vậy người phụ trách phải có kinh nghiệm cảm nhận được mùi hương.
Cuối cùng là công đoạn đóng gói, sản phẩm chè sẽ được vận chuyển về Công ty cổ phần Chè Sơn La ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn để đóng gói trong túi tránh ẩm, tạo nhãn mác, phân loại sản phẩm và xuất bán ra thị trường.
Đến nay, những người dân uống chè như một nét văn hóa, ai đến chơi nhà cũng phải pha chè, mời chè dù ở cơ quan hay ở nhà. Cùng với đó, chè còn được người ta dùng làm quà biếu như một sản phẩm đặc trưng của vùng đất Phiêng Cằm nói riêng và huyện Mai Sơn nói chung.