Giải pháp chăn nuôi góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu
Hiện nay biến đổi khí hậu là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của riêng quốc gia nào, mà là mối đe dọa chung cho toàn nhân loại. Biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống con người, trong đó ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi nói riêng, nông nghiệp nói chung là rất lớn.
Bên cạnh đó chăn nuôi góp phần lớn gây ra biến đổi khí hậu và thay đổi môi trường. Chăn nuôi sản sinh ra khí nhà kính CO2, CH4, N2O và các chất thải như N, P.. vào môi trường, trong đó khí mêtan (CH4) là một trong 3 nguồn khí thải chính gây hiệu ứng nhà kính dẫn đến hiện tượng ấm lên của trái đất. Trong nỗ lực chung nhằm giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính từ vài thập kỷ qua, các nước đã tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu lượng khí mêtan do động vật nhai lại thải ra. Việc phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi đang có khuynh hướng gia tăng do tăng cả về số lượng và quy mô chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thịt, sữa ngày càng cao của con người (Leng, 2008). Mêtan sản sinh trong dạ cỏ không chỉ gây nên hiệu ứng khí thải nhà kính mà mêtan mất đi còn kéo theo mất đi khoảng 10% năng lượng của vật chủ (Moss và cs., 2000). Do vậy, việc giảm lượng CH4 sản sinh trong dạ cỏ không chỉ làm giảm thiểu khí thải gây hỉệu ứng nhà kính mà nó còn đóng góp làm tăng năng suất vật nuôi.
Hình 1: Chăn nuôi bò sữa thả đồng cỏ
Hình 2: Chăn nuôi bò sữa nhốt chuồng
Quá trình hình thành khí mê–tan ở động vật nhai lại
Quá trình lên men đường ruột ở động vật nhai lại có vi khuẩn trong dạ cỏ của chúng được gọi là methanogens. Trong quá trình đó thức ăn xơ thô được phân giải một phần bởi vì sinh vật phân giải chất xơ. Quá trình phân giải các carbohydrat phức tạp sinh ra các đường đơn. Đối với động vật nhai lại, đường đơn được vi sinh vật dạ cỏ tạo ra các axit béo bay hơi,phương trình lên men glucoza, quá trình phân giải các chất béo bay hơi như sau:
Axit axetic: C6H12O6 + 2H2O——>2CH3COOH + 2CO2 + 4H2
Axit propionic: C6H12O6 + 2H2——> 2CH3CH2COOH + 2H2O
Axit butyric: C6H12O6——> CH3 – CH2CH2COOH + 2CO2 + 2H2
Khí metan : 4H2 + CO2——-> CH4 + H2O
Tannin giúp làm giảm phát thải khí mê-tan trong dạ cỏ
Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy,khi bổ sung Tanin với mức độ 41 g/kgDM vào khẩu phần sẽ làm giảm hàm lượng amoniac ở dạ cỏ, giảm lượng nitrogen của nước tiểu thải ra môi trường mà không ảnh hưởng đếnnitrogen của cơ thể gia súc và năng lượng tích lũyđồng thời làm giảm 13% khí CH4 so với các nghiệm thức đối chứng (Carulla, 2005).
Một số thực vật chứa tanin có tiềm năng giảm mêtan khi bổ sung cho bò thịt (Chu Mạnh Thắng và cs., 2016) và cho bò sữa (Trần Hiệp và cs., 2016a). Tanin có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành mêtan hoặc ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc giảm số lượng động vật nguyên sinh và vi khuẩn phân giải xơ trong dạ cỏ (Vasta và cs., 2010). Do đó, việc sử dụng tanin bổ sung vào khẩu phần ăn có khả năng làm giảm phát thải mêtan từ dạ cỏ (Bhatta và cs., 2009; Goel và Makkar, 2012; Trần Hiệp và cs., 2016a). Hơn nữa, tanin có thể thúc đẩy sự tận dụng protein hoặc năng lượng (Bodas và cs., 2012), hạn chế sự sản xuất CH4 (Goel và Makkar, 2012), hạn chế chướng hơi dạ cỏ (Rochfort và cs., 2008) và tăng chất lượng thịt, sữa (Vasta và Luciano, 2011) .
Hình 3
Hình 4
Hình 5: Biểu đồ thể hiện hiệu quả giảm khí thải metan khi sử dụng Silvafeed trên bò sữa
Một thử nghiệm được thực hiện bởi công ty Silvateam với sản phẩm Silvafeed Nutri P ( hoạt chất chính là tanin) đã cho thấy hiệu quả đáng ngạc nhiên khi sử dụng tanin trên bò sữa tại Argentina với liều dùng 15-20g/con/ngày.Đến tuần thứ 3 lượng khí mêtan thải ra từ bò sữa đã giản đến 25%, ngoài ra còn giúp giảm Ure trong sữa đến 10% và giúp con vật sinh trưởng, hấp thu tốt, rút ngắn thời gian động dụctrở lại.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm Silvafeed Nutri P và các sản phẩm thảo dược tự nhiên khác dành cho sức khỏe vật nuôi , hãy liên hệ với công ty chúng tôi.
CÔNG TY TNHH MTV DD ÁNH DƯƠNG KHANG
ĐC: 90/19 Đường số 2, KP1, P.Phú Mỹ, Q.7, TP.HCM
SDT: 0938171477 (A. Khoa)