|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lan hoàng nhạn tháng 8 đặc điểm và cách trồng đơn giản

Lan hoàng nhạn tháng 8 thuộc dòng lan giáng hương, là loài lan nhạn quý hiếm nhất. Những nhánh lan hoàng nhạn nở rộ khoe sắc và tỏa hương thơm ngào ngạt luôn làm nức lòng những người yêu hoa lan. Bạn hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu đặc...

1/ Cách nhận biết lan giáng hương hoàng nhạn

1.1 Bộ rễ

Rễ lan hoàng nhạn là rễ gió với một phần bám vào giá thể, phần còn lại lơ lửng trong không khí. Đầu rễ thường có màu xanh trắng, xanh tím hoặc tím đậm. Phần thân của rễ mang màu trắng ngà, rễ trưởng thành có độ lớn cỡ chiếc đũa ăn. Bộ rễ có tác dụng hấp thu dinh dưỡng và không khí cho các hoạt động trao đổi chất trong cây.

1.2 Lá hoàng nhạn

Lan hoàng nhạn có lá ngắn, lá kép lông chim lẻ và xếp đối xứng qua trục thân. Lá mềm, mặt lá xếp hơi úp lên trên, đây cũng là đặc điểm chung của các dòng lan nhạn.

1.3 Thân cây hoàng nhạn

Thân cây hoàng nhạn là loại thân đơn, chiều dài thân phổ biến từ 10 – 20 cm, trong điều kiện tự nhiên thuận lợi thân có thể dài đến 50 cm.  

1.4 Hoa

Hoa là bộ phận mà nhìn vào đó bạn có thể nhận diện lan hoàng nhạn với các loài nhạn khác. Chữ “hoàng” trong hoàng nhạn có nghĩa là màu vàng, còn chữ “nhạn” xuất phát từ việc cánh hoa khi nở rộ có hình dáng như con chim nhạn.

Hoa hoàng nhạn có màu vàng đến vàng hơi nâu, phần lưỡi hoa có màu trắng tím đặc trưng. Hoa sẽ không nở một lượt mà nở dần từ gốc đến ngọn của chùm bông nên thời gian chơi hoa được kéo dài hơn. 

1.5 Phong lan hoàng nhạn có thơm không?

Một trong những đặc điểm thu hút của lan hoàng nhạn chính là mùi hương đặc trưng. Trồng lan hoàng nhạn trong vườn nhà, ngoài việc được nhìn ngắm vẻ đẹp của hoa, bạn còn được thưởng thức hương thơm nồng nàn gây thương nhớ mỗi khi hoa nở rộ.

2/ Cách trồng lan hoàng nhạn

2.1 Giá thể

Giá thể để trồng lan hoàng nhạn là các loại giá thể phổ biến như than củi, xơ dừa, vỏ dừa, vỏ đậu. Trong đó vỏ và xơ dừa cần được xử lý bằng cách ngâm nước vôi trong khoảng 2 tuần để loại bỏ chất chát, than củi cũng ngâm tương tự nhưng thời gian ngâm khoảng 1 tuần. Vỏ đậu cần được rửa sạch, phơi khô để loại bỏ mầm bệnh.

2.4 Xử lý giống

Cây con khi mua về bạn không nên tưới và trồng cây ngay, vì qua quá trình vận chuyển cây có thể có những vết thương cơ giới trên lá, nếu tưới nước vào sẽ gây thối nhũn lá. Bạn treo cây con ngoài nơi thoáng mát gió nhiều trong 1 – 2 ngày để lành vết thương, lá hơi héo nhưng sẽ không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Nhúng gốc cây con qua dung dịch phân bón humic trước khi trồng để hỗ trợ kích ra rễ tự nhiên, an toàn. 

2.5 Cách trồng lan hoàng nhạn

Bạn có thể trồng lan hoàng nhạn vào chậu có giá thể hoặc trồng lên gỗ (gỗ lũa, gỗ nhãn,..). Tuy nhiên cách trồng vào chậu được khuyến khích hơn vì sẽ giúp cây dễ ra rễ, sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu khi mới tách từ cây mẹ. Mỗi chậu thường trồng từ 3 đến 5 cây con tùy kích thước chậu. Nếu trồng kiểu 5 cây thì bạn trồng một cây ở giữa chậu và 4 cây xung quanh. 

3/ Cách chăm sóc lan hoàng nhạn

3.1 Độ ẩm

Cây ưa độ ẩm cao nhưng cũng cần thoát nước tốt. Tưới nước thường xuyên tối thiểu 3 lần/ngày giai đoạn mới trồng để duy trì độ ẩm giá thể từ 70 – 80%

Giai đoạn rễ phát triển ổn định, tưới 2 – 3 lần/ngày. Bạn nên tưới nhẹ bằng vòi phun sương để tránh gây vết thương cơ giới cho cây.

3.2 Ánh sáng

Cây sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện ánh sáng nhẹ,  giai đoạn cây con mới trồng nên đặt chậu vào chỗ mát, khi cây sinh trưởng ổn định có thể giảm che sáng để cây tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn.

3.3 Chế độ gió

Cây thuộc dòng phong lan, ưa gió và phát triển tốt trong điều kiện thoáng khí. Do đó nên đặt chậu nơi cao ráo thoáng mát trong vườn.

3.4 Phân bón

  • Giai đoạn 1 (1- 30 ngày sau trồng): bón phân Humic để kích cây ra rễ nhanh, đến khi cây và phân trùn quế dạng viên nén 
  • Giai đoạn 2 (khi cây đã ra rễ con): bón đạm cá và dịch trùn quế để bổ sung đủ các dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cho cây lớn nhanh, phát triển tốt.
  • Giai đoạn 3 (khi cây ra hoa): giảm 50% lượng đạm cá, bón dịch trùn quế và dịch chuối để dưỡng hoa lên màu đẹp, lâu tàn.

3.5 Phòng bệnh

Lan nhạn vốn là lan rừng, có sức sống mạnh, khả năng chống chịu tốt nên cây ít bị bệnh. Tuy nhiên bạn vẫn nên cẩn trọng đối với một loại bệnh vẫn có xuất hiện trên lan hoàng nhạn, đó là bệnh thối nhũn. Để phòng bệnh, bạn hạn chế tạo vết thương cơ giới cho cây (qua việc tưới nước, cắt tỉa không xử lý vết cắt,..). Nếu cây đã có dấu hiệu bị thối nhũn thì cần tiến hành cắt bỏ vết bệnh, sau đó bôi hỗn hợp vôi pha nước sệt  lên bề mặt vết cắt. 

4/ Một số lưu ý khi chúng ta mua và trồng hoàng nhạn

Phần lớn các loại lan trên thị trường nở hoa ra vào mùa xuân, do đó lan hoàng nhạn tháng 8 có giá trị cao bởi vì đặc điểm chỉ nở hoa từ tháng 8 đến tháng 9. Nếu chỉ dựa vào đặc điểm thân lá để phân biệt các giống lan nhạn thì rất khó, nên bạn hãy chọn mua giống từ những cơ sở uy tín hoặc chọn mua cây ngay thời điểm ra hoa để tránh mua nhầm.

Qua bài viết trên, Đặng Gia Trang đã hướng dẫn bạn đặc điểm nhận biết và và cách trồng Lan hoàng nhạn tháng 8 đơn giản. Tin rằng một chậu lan hoàng nhạn sẽ góp phần làm cho bộ sưu tập lan nhà bạn bạn thêm đa dạng và giá trị.  Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin  vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp bạn nhé!

Sfarm.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin