|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TP.HCM: 1 làng có tới 100 lò bánh tráng thủ công, tiêu thụ 40 tấn bánh/ngày

Nhờ kiên trì bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống, TP.HCM đã giúp nhiều làng nghề hoạt động hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Trong những năm gần đây, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (xã Phú Hòa Đông, Củ Chi) đã tích cực đổi mới sáng tạo nhằm chinh phục thị trường trong nước và nước ngoài.

1 làng có tới 100 lò bánh tráng thủ công

Cách đây không lâu, từ suy nghĩ đơn thuần giúp "giải cứu" dưa hấu và thanh long do ảnh hưởng dịch Covid-19, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông đã cho ra loại bánh tráng thanh long và bún dưa hấu mới lạ, hấp dẫn. Đây được xem là sự kế thừa những giá trị cũ và sáng tạo những giá trị mới từ những người thợ làm bánh truyền thống lâu năm ở làng nghề này. 

Hai sản phẩm mới bánh tráng thanh long và bún dưa hấu khi được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc đã được nhanh chóng đón nhận. 

Hiện, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông có khoảng 100 lò tráng thủ công, sản xuất 40 tấn bánh/ngày. Trong đó, 2/3 sản lượng bánh tráng được xuất khẩu. Làng nghề đã giải quyết việc làm cho 5.000 - 6.000 lao động trong toàn huyện với thu nhập cao hơn lao động nông nghiệp thuần 1,4 - 3,6 lần. Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn xuất khẩu 20 quốc gia trên thế giới.

Phát triển làng nghề, tăng thu nhập cho người dân nông thôn - Ảnh 1.

Sản xuất bánh tráng tại làng bánh tráng Phú Hòa Đông (Củ Chi). Ảnh: Trần Đáng

Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông có khoảng 100 lò tráng thủ công, sản xuất 40 tấn bánh/ngày. Trong đó, 2/3 sản lượng bánh tráng được xuất khẩu. Làng nghề đã giải quyết việc làm cho 5.000 – 6.000 lao động trong toàn huyện

Tương tự, làng muối Lý Nhơn và Thạnh An (huyện Cần Giờ) cũng đang phát triển. Nhờ làm muối một số nông dân có cuộc sống khấm khá. 

Ông Nguyễn Văn Đổi (ấp Kiềng Liềng, Thạnh An) là một điển hình. Theo ông Đổi, nhờ được Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM hỗ trợ triển khai mô hình muối kết tinh trên nền bạt, làm hồ trữ nước chạt trên diện tích 400m3. Từ đó, năng suất muối tăng lên 30 - 40%. 

Để tận dụng thời gian nhàn rỗi trong mùa mưa, gia đình ông kết hợp làm 1 vụ muối, 1 vụ tôm. Mô hình kết hợp này giúp ông thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 8 lao động với mức lương 6 - 8,5 triệu đồng/lao động/tháng.

Những năm qua, UBND huyện Cần Giờ đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề muối Lý Nhơn; phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo nghề làm muối, chuyển giao khoa học, kỹ thuật; phối hợp với Sở Công Thương tìm đối tác tiêu thụ muối cho diêm dân. Doanh thu từ muối tăng lên đáng kể, từ 59,45 tỷ đồng (năm 2011) lên 100 tỷ đồng (năm 2020). Thu nhập từ nghề làm muối tăng từ 3 lên 6 triệu đồng/lao động/tháng.

Sản xuất theo chuỗi giá trị

Vừa qua, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn, giai đoạn 2022-2025, nhằm góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống vùng nông thôn thành phố, cũng như phát triển gắn với du lịch.

TP.HCM đang đẩy mạnh việc tổ chức lại sản xuất làng nghề theo hướng hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; gắn phát triển làng nghề với kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển vùng nguyên liệu, quan tâm đến quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, an toàn lao động, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý để tạo ra sản phẩm, ngành hàng có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

UBND thành phố cũng giao UBND TP.Thủ Đức và UBND các quận, huyện có làng nghề, ngành nghề nông thôn phối hợp Sở NNPTNT thành phố rà soát quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương, xác định trọng điểm và lộ trình triển khai để phát huy tiềm năng, thế mạnh trong bảo tồn và phát triển ngành nghề nông thôn. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin