|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xuất khẩu cá tra Việt Nam khi được FTA CPTPP trợ lực

CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Sau 5 năm thực thi, FTA thế hệ mới này đã mở ra cơ hội cho XK cá tra Việt Nam sang khối thị trường CPTPP.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được coi là bước đà quan trọng để ngành thủy sản “cất cánh”, trong đó có cá tra. Việc thực thi các FTA luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các DN mở rộng và đa dạng thị trường, đưa thủy sản Việt Nam, trong đó có cá tra tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam khi được FTA CPTPP trợ lực- Ảnh 1.

CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Sau 5 năm thực thi, FTA thế hệ mới này đã mở ra cơ hội cho XK cá tra Việt Nam sang khối thị trường CPTPP.

Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2023 thế giới biến động phức tạp, các lệnh phong tỏa vì Covid-19, các lệnh cấm vận do chiến tranh, xung đột trên đường vận tải đã tạo ra nhiều thách thức cho con cá tra Việt Nam đến gần hơn với các quốc gia trong khối CPTPP. Năm 2023 là năm khó khăn nhất trong 10 năm trở lại đây đối với XK cá tra, và CPTPP cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên so sánh với các thị trường khác, kim ngạch XK cá tra sang CPTPP vẫn ở mức chấp nhận được trong tình hình sụt giảm chung. Năm 2023 - 5 năm sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, XK cá tra sang Canada đạt 37 triệu USD, giảm 34% so với năm 2022, và giảm 22% so với năm 2018 - năm trước khi FTA có hiệu lực. Trước đó, năm 2022, kim ngạch XK cá tra sang Canada đạt 56 triệu USD, tăng 17% so với năm 2018.

XK nông lâm thủy sản nói chung, và XK cá tra nói riêng là nhóm ngành khó đàm phán để đạt được cam kết mở cửa. Tuy nhiên, trong CPTPP các đối tác cơ bản xóa bỏ và cắt giảm thuế về 0% ngay khi FTA có hiệu lực với hầu hết các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, bao gồm cả cá tra.

Năm 2024, khi lượng tồn kho do NK ồ ạt vào năm 2022 đã dần cạn kiệt, XK cá tra bắt đầu hồi phục và khởi sắc ở 1 số thị trường, trong đó có khối thị trường CPTPP.

Khối thị trường này chủ yếu tiêu thụ phile cá tra đông lạnh từ Việt Nam. Số liệu Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm nay XK sản phẩm này sang khối CPTPP đạt gần 89 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 87% tỷ trọng, và chiếm 15% trong tổng giá trị XK sản phẩm phile cá tra đông lạnh Việt Nam sang các thị trường.

Ngoài ra, XK các sản phẩm cá tra khác sang khối CPTPP cũng ghi nhận tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm nay. Tính đến hết tháng 5/2024, giá trị XK cá tra cắt khúc nguyên con đông lạnh/nguyên con xẻ bướm, bong bóng cá tra,... mã HS 03 (trừ cá mã HS 0304) đạt 9 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ, chiếm 9% tỷ trọng, và chiếm 7% trong tổng giá trị XK sản phẩm này sang các thị trường; XK cá tra GTGT sang khối CPTPP đạt gần 5 triệu USD tăng 55% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 5% tỷ trọng và chiếm 37% trong tổng cá tra GTGT Việt Nam XK sang các thị trường.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam khi được FTA CPTPP trợ lực- Ảnh 2.

Theo số liệu mới nhất của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 6/2024, kim ngạch XK cá tra Việt Nam sang khối thị trường CPTPP đạt 12 triệu tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến ngày 15/6/2024, lũy kế XK cá tra sang khối thị trường CPTPP đạt 114 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó, Mexico là quốc gia NK nhiều nhất cá tra Việt Nam với giá trị 31 triệu USD, tăng 7%; Nhật Bản NK 18 triệu USD, tăng 35%; Canada NK 18 triệu USD, tăng 15%; Singapore NK 16 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

6 tháng cuối năm 2024, XK cá tra sang khối CPTPP dự kiến sẽ tiếp đà tăng của 6 tháng đầu năm khi giá cả và nhu cầu đang dần ổn định. Để đạt được kết quả này, các DN cần nâng cao sức cạnh tranh, nghiên cứu những lợi ích mà hiệp định này mang lại về mặt thuế quan để nắm bắt thời cơ, gia tăng XK.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin