Hà Nội
Nhiệt độ thấp nhất: 12-14 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 15-17 độ.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực này có mây, có mưa nhỏ rải rác. Gió đông bắc mạnh dần lên cấp 3. Trời rét đậm.
Phía Tây Bắc Bộ
Nhiệt độ thấp nhất: 12-15 độ, có nơi dưới 10 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 15-18 độ; riêng khu vực Tây Bắc 23-26 độ, có nơi trên 26 độ.
Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác, gió nhẹ. Trời rét đậm, vùng núi cao rét hại.
Phía Đông Bắc Bộ
Nhiệt độ thấp nhất: 11-14 độ, vùng núi 9-11 độ, vùng núi cao có nơi dưới 9 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 14-17 độ, có nơi trên 17 độ.
Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác. Gió đông bắc mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Trời rét đậm, vùng núi rét hại.
Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế
Nhiệt độ thấp nhất: Phía Bắc 14-17 độ; phía Nam 17-20 độ.
Nhiệt độ cao nhất: Phía Bắc 18-21 độ, phía Nam 21-24 độ.
Dự báo thời tiết nhiều mây, có mưa rải rác. Gió bắc đến tây bắc cấp 3. Trời rét.
Đà Nẵng đến Bình Thuận
Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 28-31 độ.
Nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Tây Nguyên
Nhiệt độ thấp nhất: 18-21 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 26-29 độ, có nơi trên 29 độ.
Khu vực này có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Nam Bộ
Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ, có nơi dưới 23 độ
Nhiệt độ cao nhất: 31-34 độ.
Thời tiết hôm nay có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Trời rét đậm rét hại, cho trẻ ăn gì để phòng bệnh đường hô hấp? Hà Nội đang chuyển vào những ngày rét đậm khiến trẻ em dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Thời tiết chuyển lạnh sâu nhanh khiến cả người lớn và trẻ nhỏ đều dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thời tiết chuyển lạnh sẽ thường gặp các bệnh nếu nhẹ chỉ là cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi họng cấp, nặng hơn sẽ là viêm tiểu phế quản, viêm phổi... Riêng với trẻ em, những chứng bệnh cúm, sởi, rubella, quai bị, tiêu chảy do rotavirus có rất nhiều nguy cơ. Bên cạnh đó, nhóm bệnh hay gặp khi chuyển thời tiết nữa là bệnh dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, bệnh liên quan đến các tác nhân dị ứng và virus. Cũng theo TS.BS Phan Bích Nga, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh tật nói chung và bệnh đường hô hấp nói riêng. Cần ăn đủ dinh dưỡng để giúp tăng sức đề kháng, đảm bảo năng lượng để cơ thể chống được cái lạnh của môi trường. - Đạm động vật: Đạm động vật cũng được đánh giá là loại dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ cực kỳ tốt. Các bậc phụ huynh nên tham khảo và bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đạm động vật vào thực đơn của bé, ví dụ như: thịt bò, gà hoặc trứng,… Tuy nhiên, bạn nên lưu ý cung cấp cho bé một lượng dinh dưỡng vừa đủ, phù hợp với nhu cầu của cơ thể. - Bổ sung vitamin A: Để phòng bệnh hô hấp, cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A tăng cường tế bào biểu mô của hệ hô hấp, tăng cường chất dịch nhày của hệ hô hấp. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A khá đa dạng, đem lại nhiều lựa chọn dành cho bạn. Trong đó, cá hồi, pho mát hoặc bơ được xếp vào nhóm vitamin A có nguồn gốc từ động vật. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu vitamin A có nguồn gốc thực vật là cà rốt, bí đỏ hoặc quả đu đủ, dưa hấu, quả hồng, cà chua, rau dền đỏ, bưởi, cam, quýt... - Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, vào mùa lạnh phải đảm bảo đầy đủ năng lượng cho trẻ vì trong bữa ăn trẻ ăn nhiều chất xơ mà ít ăn các nhóm thực phẩm khác sẽ bị thiếu năng lượng. Đồng thời, nên cho trẻ ăn các loại món ăn có tính nóng, chế biến món ăn nên thêm gia vị có chứa kháng sinh cao như tỏi, nghệ. Giúp trẻ bổ sung nước thường xuyên, không để cơ thể quá khát nước thì mới uống. - Để phòng bệnh liên quan tới đường hô hấp cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo môi trường sống xung quanh được vệ sinh sạch sẽ. - Khi trời chuyển lạnh, cha mẹ cần nhớ giữ ấm cho con trẻ, đặc biệt nên lưu ý giữ ấm vùng cổ, ngực và hai bàn tay, bàn chân của trẻ nhỏ. - Cho con sử dụng khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường. Áp dụng cách này, bé sẽ ít tiếp xúc với nguồn lây bệnh, giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn, vi rút gây bệnh hô hấp tấn công. |