Tiêu điểm

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu


Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Biến đổi khí hậu không còn là... cảnh báo

Cơn bão số 3 (YAGI) đã mang đến những thiệt hại nghiêm trọng cho Hà Nội, làm bộc lộ rõ những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp. Mưa, bão không chỉ gây ngập úng, gãy đổ cây trồng, nhấn chìm vật nuôi, cơ sở vật chất, trang trại... mà sự suy giảm hệ sinh thái tự nhiên cũng khiến ngành nông nghiệp của Thủ đô dễ bị tổn thương hơn.

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp Thủ đô

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tần suất các cơn bão mạnh và hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tiếp tục gia tăng, đây là một dấu hiệu cho thấy biến đổi khí hậu đang trở nên ngày càng khắc nghiệt. Ngoài bão lũ, Hà Nội cũng phải đối mặt với nhiều hệ quả khác của biến đổi khí hậu, bao gồm nắng nóng kéo dài và ô nhiễm không khí nghiêm trọng...

Các đợt nắng nóng cực đoan có thể khiến nền nhiệt độ cao hơn 40°C, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi, gây thiệt hại nặng nề cho người dân và rộng hơn là ảnh hưởng đến “sức khỏe” của nền kinh tế.

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Người dân di chuyển vật nuôi ra khỏi vùng ngập lụt trong trận bão số 3 vừa qua

Đứng trước nguy cơ và thách thức đó, ngành nông nghiệp Thủ đô đã triển khai những giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng những giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với điều kiện thời tiết và canh tác của Hà Nội.

Đơn cử, trong vụ Đông 2023, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình trình diễn cây trồng giống mới năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu (cây đậu tương), quy mô thực hiện 30ha tại huyện Ứng Hòa.

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp Thủ đô đã triển khai những giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng những giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao

Giám đốc Hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết Cao Thị Thủy chia sẻ: Đây là lần đầu tiên hợp tác xã thực hiện công nghệ gieo đậu tương trên nền đất ướt bằng máy bay không người lái nhằm giảm áp lực về thời vụ trồng.

Kết quả khả quan khi năng suất đậu tương đạt 2 tấn/ha, đã kết nối doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm. Hơn nữa, mô hình tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng. Đồng thời tăng hiệu quả sử dụng đất, làm tăng độ phì cho đất và quan trong nhất là tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân, tận dụng được lao động nông nhàn ở vụ Đông.

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ đang dần phổ biến tại Hà Nội

Cùng với đó, ngành nông nghiệp Thủ đô cũng nghiên cứu và đưa vào gieo trồng thử nghiệm tại một số địa phương bộ giống lúa Japonica (J01, J02…) và các loại giống mới chất lượng cao (HD11, Đài thơm 8, TBR225, VNR10, VNR20, HDT10…) kết quả cho thấy các giống lúa mới mang lại giá trị kinh tế cao.

Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Hà (Đông Anh, Hà Nội) Lê Văn Tỵ cho biết: Với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, thời gian qua, địa phương đã duy trì cánh đồng lớn với diện tích hơn 200ha lúa hàng hóa chất lượng. Cánh đồng áp dụng hoàn toàn mạ khay, cấy máy, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái nên nông dân rất thuận tiện trong việc chăm sóc; lúa ít bị sâu bệnh. Với cách làm này đã giúp nông dân giảm chi phí, tăng hiệu quả trong sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng thu nhập từ canh tác lúa.

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình trình diễn giống lúa mới năng suất, chất lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu

Cùng với sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, trong lĩnh vực trồng trọt, các mô hình sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ trong nhà màng, nhà lưới theo phương pháp thủy canh, tưới nhỏ giọt tiết kiệm... đang dần phổ biến trên địa bàn Hà Nội.

Tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội), thời gian qua đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ (rau, hoa, cây ăn quả...) như: Tưới tự động, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng để cây trồng có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Ngành Nông nghiệp huyện đã hướng dẫn người dân chọn tạo được giống năng suất, chất lượng cao, ngày càng được nhân rộng, phát triển.

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình rau hữu cơ trong nhà màng, nhà lưới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân

Ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn, cho biết: Hợp tác xã là đơn vị đầu tiên của huyện Chương Mỹ phối hợp với các nhà khoa học lắp đặt hệ thống trạm quan trắc thời tiết thông minh iMetos 3.3 A-G. Với bán kính phủ sóng 15km, trạm quan trắc dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió, lượng mưa... làm căn cứ để nông dân xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ rau, quả.

Ngoài ra, hợp tác xã đầu tư lắp đặt 10 camera tại đồng ruộng, kết nối với máy tính, điện thoại thông minh giúp ban giám đốc dễ dàng quản lý vùng sản xuất theo quy trình... Nhờ sản xuất rau, quả bằng công nghệ cao, mỗi ngày, hợp tác xã thu gom gần 2 tấn rau quả sạch mà không lo ảnh hưởng bởi thời tiết. Hiện, sản phẩm rau của hợp tác xã cung cấp cho 4 bệnh viện, 2 hệ thống siêu thị, 15 cửa hàng tiện ích theo hợp đồng liên kết với giá bán ổn định.

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Ba Vì, Hà Nội

Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, nông nghiệp Hà Nội đã tích cực đưa các giống lúa mới vừa có năng suất, chất lượng, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất. Cùng với đó, đẩy mạnh áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ nên đã hình thành được nhiều vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng, quy mô tập trung.

Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

Định hướng phát triển của Hà Nội là tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường.

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình tưới tự động trong sản xuất nông nghiệp thông minh của Hà Nội

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Ngành nông nghiệp Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các huyện trên địa bàn thành phố đang mở rộng những mô hình có áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; xây dựng và cấp chứng nhận các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong đó dành nguồn lực ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, sinh thái, sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ, sản phẩm OCOP. Cùng với đó, nhân rộng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, các mô hình đã được khẳng định trên thực tế nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên 70%.

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình rau thủy canh được xem là hướng đi hiệu quả của sản xuất nông nghiệp chất lượng cao

Mặt khác, ngành nông nghiệp sẽ chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản song song với nâng cao năng lực dự báo thị trường, tăng kết nối với công nghiệp chế biến, chuỗi tiêu thụ sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ để điều chỉnh các hoạt động sản xuất, phong tục tập quán của người dân trước những thay đổi của khí hậu cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

“Như vậy, tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được xác định vẫn là hướng đi quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm không ngừng hiện đại hóa và phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn của Thủ đô trong tương lai trước những khó khăn, thách thức của biến đổi khí hậu”, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại nhấn mạnh.

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện Hà Nội có hàng trăm mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu đem lại hiệu quả tích cực

Nhấn mạnh về nhiệm vụ của ngành nông nghiệp Thủ đô trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết: Để ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, một trong những nhiệm vụ, giải pháp Hà Nội xác định là tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới. Cụ thể, thành phố phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với nâng cao chất lượng xây dựng Nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, Hà Nội đang chú trọng đưa sản xuất, chăn nuôi, thủy sản tập trung ra khỏi khu dân cư. Phát triển các vùng chuyên canh tập trung, vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu; hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp nông thôn; hình thành và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái. Đồng thời, ngành Nông nghiệp cần mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; nâng cao năng lực dự báo thị trường; kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, chuỗi tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo và kết luận tại hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện chương trình đến quý III năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra; nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm

Như vậy, tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được xác định vẫn là hướng đi quan trọng trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm không ngừng hiện đại hóa và phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn của Thủ đô trong tương lai trước những khó khăn, thách thức của biến đổi khí hậu.

Có thể nhận thấy rằng, từ những bài học rút ra sau cơn bão Yagi, chúng ta càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Để đạt được mục tiêu này, không chỉ chính quyền mà mỗi người dân đều cần góp sức xây dựng một Hà Nội xanh - sạch - đẹp và bền vững.

Những nỗ lực từ các chiến dịch cộng đồng, những dự án kinh tế xanh, cùng với quyết tâm của cả chính quyền và Nhân dân sẽ là nền tảng vững chắc để Hà Nội trở thành một thành phố phát triển toàn diện, hòa hợp với thiên nhiên, xứng đáng là niềm tự hào của cả nước.

 

 

Link bài gốc Copy link
 
Bài viết liên quan
Đang chờ cập nhật