Tiêu điểm

Giá gas hôm nay ngày 19/9/2023: Thị trường dự báo sẽ xáo trộn, vì sao?


Giá gas hôm nay ngày 19/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,33%, ở mức 2,72 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 19/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 0,33% xuống mức 2,72 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung do công nhân tại các dự án LNG của Chevron tại Australia leo thang hoạt động công nghiệp và do lượng khí nạp tại cơ sở Freeport của Mỹ giảm xuống dưới công suất bình thường.

Đường ống dẫn khí đốt

Đường ống dẫn khí đốt

Chevron vẫn tiếp tục xuất khẩu LNG vào ngày 15/9 bất chấp các cuộc đình công gia tăng và lỗi tại nhà máy Wheatstone khiến sản lượng bị cắt giảm 25%.

Ông Alex Froley, Nhà phân tích LNG tại công ty tình báo dữ liệu ICIS cho biết, các cuộc đình công của Australia và những vấn đề mới tại Freeport đang khiến các nhà giao dịch phải lo lắng vào lúc này.

Ngoài ra, ông Froley còn đánh giá rằng, giá có thể tăng hơn nữa nếu những vấn đề này leo thang thành những đợt ngừng hoạt động lớn, nhưng các công ty hiện không tìm cách đảm bảo nhiều hàng hóa thay thế.

Ông Samuel Good, Người đứng đầu bộ phận định giá LNG tại cơ quan định giá hàng hóa Argus, cho hay, sự chậm lại trong nguồn cung cấp khí đốt trong tuần này tại Freeport LNG cho thấy khoảng 4 chuyến hàng cho đến nay đã bị hủy bỏ.

Tại châu Âu, theo ông Dominic Gallagher, Người đứng đầu bộ phận môi giới LNG tại Tullet Prebon, cùng với sự gián đoạn tại Freeport, việc kéo dài thời gian bảo trì của Na Uy và đơn vị Sinopec của Trung Quốc, Unipec, phát hành gói thầu cao điểm vào mùa Đông đã dẫn đến một tuần giá nhìn chung mạnh ở mức cao. Trung tâm TTF của Hà Lan thông tin có thể sẽ xảy ra “sự xáo trộn hơn nữa”.

Trong khi đó, Na Uy đã trở thành nhà cung cấp khí tự nhiên lớn nhất châu Âu, sau khi Nga cắt giảm nguồn cung và quốc gia vùng Scandinavia này tăng cường xuất khẩu năng lượng. Theo số liệu Cơ quan thống kê Na Uy, doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt của Na Uy đạt 1.500 tỷ kroner (140 tỷ USD) trong năm 2022.

Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Na Uy mới đây cho biết, Na Uy phải tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu chừng nào cần thiết, đồng thời nỗ lực chuyển sang sử dụng năng lượng sạch.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/9/2023, giá gas bật tăng mạnh theo đà tăng của thế giới. Cụ thể, với loại bình gas 12kg tăng 33.000 đồng/bình, tương đương tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Theo đó, các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Với Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam, giá gas của hãng sẽ tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Tương tự, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/9, giá bán gas sản phẩm tăng 2.750 đồng/kg (đã gồm VAT), tương đương tăng 33.000 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, mỗi bình gas 12 kg sẽ được bán ở mức 406.500 đồng.

Công ty Gas Petrolimex Sài Gòn cũng đã tăng 12.000 đồng/bình, giá gas bán lẻ tới tay người tiêu dùng là 404.000kg/bình 12kg. Công ty Gas Pacific Petro tăng 12.000 đồng/bình 12kg, giá gas bán lẻ tới tay người tiêu dùng là 397.000/bình 12kg.

Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP HCM (gas SP) đã thông báo tăng giá bán lẻ 33.000 đồng/bình 12 kg từ 1/9, giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng ở mức 406.500 đồng/bình 12 kg.

Theo các doanh nghiệp, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 9 tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó, lên mức 555 USD/tấn, khiến giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh.

Như vậy sau 3 tháng liên tiếp lập đỉnh, mỗi bình gas 12 kg tăng 72.000 đồng, qua tháng 6/2022, bất ngờ quay đầu giảm mạnh 31.000 đồng và tiếp tục giảm 18.500 đồng trong tháng 7. Tuy nhiên, sang tháng 8 và tháng 9, giá gas tiếp tục tăng mạnh trở lại.

Giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ mới chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Một số yếu tố có thể góp phần vào việc giá gas bao gồm sự gia tăng sản xuất gas, tình hình cung và cầu, cũng như thay đổi trong chính sách và biến động thị trường năng lượng.

 

 
Tác giả: Hải Linh