Tiêu điểm

Bác sĩ Nông học 2024: Giải pháp để nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân


Chương trình "Bác Sĩ Nông Học" là chuỗi chương trình đã tổ chức tại hai tỉnh miền Bắc: Bắc Giang và Sơn La, tại các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Châu, và Mai Sơn. Tham gia chương trình có hơn 200 đại biểu tham dự mỗi địa điểm là các bà con nông dân, hiệp hội nông dân, doanh nghiệp,…

Chương trình "Bác Sĩ Nông Học" là chuỗi chương trình đã tổ chức tại hai tỉnh miền Bắc: Bắc Giang và Sơn La, tại các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Châu, và Mai Sơn. Tham gia chương trình có hơn 200 đại biểu tham dự mỗi địa điểm là các bà con nông dân, hiệp hội nông dân, doanh nghiệp,…

Đây là một chương trình đặc biệt, nơi các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp và nhà nông gặp gỡ, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về sản xuất nông nghiệp. Đây là một diễn đàn quan trọng để nông dân học tập lẫn nhau và áp dụng những kiến thức khoa học vào thực tiễn sản xuất. Mục tiêu của chương trình là cung cấp cho nông dân những công cụ và kiến thức cần thiết để cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng đời sống trong cộng đồng nông thôn. Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo).

Chương trình Bác sĩ Nông học tại Hội trường Trung tâm huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.

Chương trình quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như TS. Ngô Vĩnh Viễn, nguyên Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật; PGS.TS. Lê Văn Năm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất kinh doanh thuốc Thú y Việt Nam; TS. Cao Văn Chí, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây có múi – Viện nghiên cứu rau quả và đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm XTTM Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Ban tư vấn trả lời câu hỏi của các đại biểu trong chương trình

Bà con nông dân đã đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh các vấn đề như kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, giải pháp chăn nuôi hiệu quả, sử dụng phân bón đúng cách, tiếp cận thị trường và các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Một số bà con quan tâm về cách phòng ngừa dịch bệnh trên gia súc. Các chuyên gia đã giải đáp rằng để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh, cộng đồng cần quan tâm đến việc tổ chức chăn nuôi an toàn sinh học. Điều này giúp sản xuất nông nghiệp đạt chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó là sự đồng hành của đơn vị truyền thông độc quyền của chương trình là Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo) đã giúp các hộ nông dân tiếp cận với các sản phẩm phân bón chất lượng, phù hợp với từng loại cây trồng, thổ nhưỡng tại khu vực. Bên cạnh đó, cũng giúp nhà nông phân biệt được các loại phân bón thật giả trên thị trường, trang bị thêm các kiến thức khi lựa chọn phân bón.

Các đại biểu hăng hái đặt câu hỏi tại chương trình Bác sĩ Nông học - huyện Mai Sơn, Sơn La.

Chuỗi chương trình chú trọng đến sự giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuyên gia và đại biểu là những hội viên nông dân, những người đang chủ động trong sản xuất nông nghiệp. Tại chương trình này, các đại biểu có cơ hội đặt ra các câu hỏi về những biện pháp phòng chống sâu bệnh, những kỹ thuật chăm sóc cây trồng hiệu quả, cách sử dụng phân bón sao cho đúng cách và hiệu quả nhất, cũng như những chiến lược chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các chuyên gia nông nghiệp trong chương trình không chỉ giải đáp một cách cụ thể và chi tiết mà còn chia sẻ những kiến thức mới nhất và những kinh nghiệm thực tiễn từ các vùng sản xuất khác nhau. Nhờ vào sự hội tụ này, nông dân không chỉ nắm được những phương pháp hiện đại mà còn biết cách áp dụng chúng vào thực tế sản xuất, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu các rủi ro về sâu bệnh và môi trường.

Tiếp tục thành công của chương trình tại Miền Bắc, ban tổ chức sẽ tiếp tục hành trình mang "Bác Sĩ Nông Học" đến khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long vào quý III này. Đây là cơ hội lớn để các nông dân cả nước có thể cùng tham gia, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong khu vực. Chương trình sẽ tiếp tục đảm bảo một nền tảng học tập và trao đổi thú vị, giúp nông dân hai miền cùng phát triển bền vững trong nông nghiệp, từng bước đưa các giải pháp khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất và đời sống nông dân.

Bài viết liên quan