Giai đoạn đột phá của hạ tầng TP.HCM
Năm 2023 được đánh giá là năm đặc biệt mở đầu cho giai đoạn 10 năm đột phá trong hạ tầng giao thông ở TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là năm bắt đầu triển khai hàng loạt dự án lớn mang tính liên vùng, cũng như gỡ các bài toán ùn tắc khu vực cửa ngõ.
Theo đó, nhiều hạng mục giao thông kết nối với các địa phương sắp được khởi công, đáng chú ý là dự án mở rộng Quốc lộ 50 tăng cường kết nối với tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây. Dự án này cũng giúp tăng cường kết nối khu vực cửa ngõ phía nam TP.HCM với tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM trong thời gian tới. Cùng với đó, đoạn còn lại của Vành đai 2 và Vành đai 3 sẽ khởi công vào tháng 6/2023.
Thành phố cũng sẽ đẩy nhanh triển khai các tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; Bến Lức - Long Thành; kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên; rạch Xuyên Tâm…
Bên cạnh các dự án sắp khởi công là hệ thống công trình lớn đang thành hình, đặc biệt là tuyến metro số 1 sẽ vận hành chính thức cuối năm. Ngoài ra, trước đó, TP.HCM khởi công ba công trình lớn là dự án nút giao An Phú (TP Thủ Đức), đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (quận Tân Bình) và mở rộng quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh).
Hạ tầng TP.HCM bước vào giai đoạn đột phá. |
Theo ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, chiến lược đã mở rộng cửa ngõ cho TP.HCM. Nhưng không chỉ vậy, “cánh cửa mới” này còn là cơ hội để phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo đô thị.
“Trong 3-5 năm tới đây, hạ tầng giao thông thành phố gắn với liên kết vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ phát triển vượt bậc” - ông Lâm nói. Khi ấy, vai trò hạt nhân của TP.HCM đối với vùng sẽ được thể hiện ngày càng rõ, giúp kích thích phát triển kinh tế cho cả vùng.
Đặc biệt, hệ thống đường vành đai, cao tốc khi hoàn thành sẽ đánh thức quỹ đất vùng ngoại thành, giúp hình thành nên những khu đô thị, khu công nghiệp – thương mại – dịch vụ, khu chế xuất dọc tuyến… Đây là cơ sở giúp thay đổi diện mạo đô thị, đồng thời là động lực để phát triển kinh tế cho thành phố và nhiều khu vực lân cận.
Khu Đông đón “sóng kép” mạnh mẽ
Trong tổng nguồn vốn 350.000 tỷ đầu tư cho hạ tầng giao thông TP.HCM trong 10 năm qua, có tới 70% dự án nằm ở phía Đông thành phố. Cũng tại khu Đông, đáng chú ý nhất phải kể tới tuyến Vành đai 3 – dự án được ví như “xương sống” hút dòng vốn cũng như tạo ra làn sóng dịch chuyển dân cư về khu vực này.
Lý giải, theo giới chuyên gia, các dự án như Vành đai 3 giúp người dân có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc di chuyển, cũng như chọn chỗ học hành cho con cái. Xu hướng ly tâm sẽ dần xuất hiện, kéo theo là sự phát triển các đại đô thị, các tiện ích, dịch vụ phục vụ nhu cầu cuộc sống.
Các đô thị vệ tinh sầm uất dọc tuyến Vành đai 3 đang đón đầu làn sóng an cư. |
Ghi nhận thực tế, hàng loạt dự án đã và đang được đầu tư xây dựng, tạo thành các cụm đô thị vệ tinh sầm uất dọc tuyến Vành đai 3. Đơn cử như Vinhomes Grand Park với loạt phân khu đang được giao dịch sôi động như The Origami, The Beverly Solari, The Beverly, sắp tới đây sẽ xuất hiện cả quỹ căn Glory Heights.
Đánh giá về tiềm năng khu Đông TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM thừa nhận, lợi thế hạ tầng, dịch vụ của khu vực này đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư và khách hàng. Vài năm trở lại đây, hoạt động xây dựng, mua bán các dự án bất động sản cũng diễn ra sôi động tại khu vực. Điều này cho thấy, thời điểm hiện tại và trong tương lai, bất động sản khu đông sẽ dẫn dắt thị trường với tốc độ phát triển nhanh chóng.
Theo các chuyên gia, tiềm năng tăng giá trị bất động sản tỉ lệ thuận với sự phát triển của hạ tầng. Với dự án vành đai 3, cùng hàng loạt công trình lớn đang hình thành, khu vực phía Đông TP.HCM sẽ là tâm điểm vàng của thị trường. Bởi thế, việc sở hữu ngôi nhà lúc giá cả chưa biến động quá mạnh như hiện tại là lựa chọn hợp lý với người mua ở thực. Còn với nhà đầu tư, đây là cơ hội đón đầu xu hướng tăng giá gấp nhiều lần trong tương lai.
H.C