Tiêu điểm

Tiền nộp thuế của các ‘ông lớn’ nước ngoài đang tăng lên nhanh chóng


Việt Nam đã trở thành 1 trong 4 quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN khẳng định chủ quyền đánh thuế của quốc gia đối với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới.

Cổng thông tin điện tử là địa chỉ để nhà cung cấp nước ngoài thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế cũng như có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu về hệ thống chính sách pháp luật thuế Việt Nam.

Với phương thức thu thuế mới này, Việt Nam đã trở thành 1 trong 4 quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN khẳng định chủ quyền đánh thuế của quốc gia đối với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới ở nước ta.

-1818-1677830174.jpg

Đến nay đã có 36 nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đăng ký kê khai và nộp thuế trên cổng thông tin điện tử.

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, sau khi được cơ quan thuế tích cực tuyên truyền, trao đổi, vận động, đến nay đã có 36 nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đăng ký kê khai và nộp thuế trên cổng thông tin này, trong đó, có nhiều doanh nghiệp lớn như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix…

Tính đến hết ngày 27/2/2023, đã có 46 nhà cung cấp nước ngoài đã đăng ký, khai thuế, nộp thuế. Số tiền tổng thu luỹ kế từ khi Cổng nói trên đi vào hoạt động (21/3/2022) đến nay 27/2/2023 là hơn 3.700 tỷ đồng, trong đó số thu năm 2023 ước đạt 1.852 tỷ đồng.

Trước đó, Tổng cục Thuế cũng đưa ra thông tin ngày 27/1, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã kê khai và nộp 1.800 tỷ đồng tiền thuế cho Việt Nam thông qua Cổng thông tin điện tử  dành cho các nhà cung cấp nước ngoài.

Trong các nhà cung cấp nước ngoài có đóng góp lớn, có sự xuất hiện của ông lớn như: Meta (công ty mẹ Facebook) nộp 34,5 triệu Euro (hơn 880 tỷ đồng), Google nộp 28,8 triệu USD (gần 676 tỷ đồng); Apple nộp 174 tỷ đồng…

Có được kết quả này, thời gian qua ngành thuế triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên nền tảng số, chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách Nhà nước. Tiếp tục vận hành hiệu quả cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài và Cổng tiếp nhận thông tin từ các sàn giao dịch TMĐT trong nước, khai thác tăng thu cho ngân sách.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cho biết đang triển khai hệ thống tích hợp với Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư. Ngành thuế đã hoàn thành thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kênh truyền, an toàn an ninh thông tin để khai thác 5 dịch vụ của CSDL quốc gia về dân cư do Bộ Công an cung cấp, gồm: Dịch vụ xác nhận số định danh cá nhân và chứng minh thư; dịch vụ xác nhận thông tin hộ gia đình; dịch vụ chia sẻ thông tin công dân qua kênh kết nối với Văn phòng Chính phủ (trục liên thông văn bản quốc gia); dịch vụ gợi ý số định danh cá nhân; dịch vụ gợi ý số định danh cá nhân (không có số CMND).

Về kết quả thu ngân sách, theo Tổng cục Thuế, dự toán thu ngân sách năm 2023 giao cho ngành thuế là 1,37 triệu tỷ đồng, thực hiện thu hai tháng đầu năm ước đạt hơn 325.700 tỷ đồng, bằng 23,7% dự toán, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó thu nội địa ước đạt 314.986 tỷ đồng, bằng 23,7% dự toán, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện có 12/20 khoản thu, sắc thuế đạt khá so với dự toán (đạt trên 18%), 08/20 khoản thu đạt dưới mức 18%; có 11/20 khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng thu so với cùng kỳ; 9/20 khoản thu, sắc thuế thu thấp hơn cùng kỳ.

Hiện 36/63 địa phương có tiến độ thực hiện dự toán khá (trên 18%); có 27/63 địa phương đạt dưới 18% so dự toán, trong đó có 15 địa phương thu đạt thấp (dưới 15%).

Theo Tổng cục Thuế, tính đến cuối tháng 2, ngành thuế đã thực hiện hơn 3.500 cuộc thanh kiểm tra, với gần 42.000 hồ sơ khai thuế, số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 10.100 tỷ đồng bằng 262% so với cùng kỳ năm 2022, tổng số tiền đã nộp vào ngân sách là 1.339 tỷ đồng.

Thanh Hoa

Bài viết liên quan