Anh Phong bên đàn dê của gia đình |
Qua tìm hiểu trên mạng Internet và kinh nghiệm của những người đi trước, nhận thấy chăn nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư thấp, công chăm sóc và diện tích chuồng nuôi không lớn, năm 2015 anh Trần Vũ Phong – ngụ Ấp Phú Yên, xã Phú Lộc đầu tư làm chuồng trại và mua 6 con dê mẹ về nuôi. Do chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, nên đàn dê không ngừng sinh sản, phát triển và đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình anh.
Từ những thành công bước đầu, anh tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi và tăng quy mô đàn dê, nuôi dê bán giống và dê thịt. Đến nay, gia đình anh có 02 khu chăn nuôi, với 28 con dê lớn, nhỏ, trong đó có hơn 10 con dê mẹ.
Theo anh Phong: Dê dễ nuôi, ít bị bệnh, sức đề kháng cao, thức ăn cho dê rất dễ kiếm, chuồng nuôi được thiết kế đơn giản, dê sản nhanh, bình quân mỗi năm đẻ 02 lứa, mỗi lứa 02 con, đặc biệt có những lứa lên đến 3 - 4 con. Dê nuôi khoảng 06 tháng có thể đạt trọng lượng từ 30 - 35 kg, số lượng dê đều được các thương lái trong và ngoài địa bàn tiêu thụ hết, với giá bán dao động ổn định từ 95.000 - 100.000 đồng/kg. Không chỉ bán dê thịt, gia đình anh còn bán con giống. Mô hình mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập hơn 40 triệu đồng/năm.
Năm 2015, anh Huỳnh Văn Hùng – ngụ ấp 5, xã Vĩnh Xương đầu tư mua 03 con dê giống về nuôi. Thời gian đầu do chưa hiểu hết tập tính của loài dê, đàn dê của gia đình anh chậm lớn và lâu sinh sản. Không nản trí, vợ chồng anh tiếp tục lựa chọn con giống khỏe để tiếp tục chăn nuôi. Đến nay, sau hơn 04 năm phát triển đàn dê, anh có 10 con dê mẹ và đàn dê thịt hơn 40 con. Bình quân mỗi năm gia đình anh xuất bán 80 con dê thịt, thu được lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng/năm.
Theo Chủ tịch Hội ND xã Phú Lộc Hồ Văn Ức: Hội ND xã đã phối hợp với các ấp khảo sát nắm nhu cầu học nghề để tổ chức dạy nghề cho các hộ nuôi dê nhằm giảm rủi ro trong chăn nuôi và nâng cao thu nhập cho bà con.
Ở địa phượng hiện tại có 01 Tổ hợp tác nuôi dê với 10 thành viên, các thành viên trong Tổ thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi. Đối với những hộ thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương cũng giới thiệu vay vốn để bà con phát triển kinh tế gia đình.
Từ những thành công bước đầu, anh tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi và tăng quy mô đàn dê, nuôi dê bán giống và dê thịt. Đến nay, gia đình anh có 02 khu chăn nuôi, với 28 con dê lớn, nhỏ, trong đó có hơn 10 con dê mẹ.
Theo anh Phong: Dê dễ nuôi, ít bị bệnh, sức đề kháng cao, thức ăn cho dê rất dễ kiếm, chuồng nuôi được thiết kế đơn giản, dê sản nhanh, bình quân mỗi năm đẻ 02 lứa, mỗi lứa 02 con, đặc biệt có những lứa lên đến 3 - 4 con. Dê nuôi khoảng 06 tháng có thể đạt trọng lượng từ 30 - 35 kg, số lượng dê đều được các thương lái trong và ngoài địa bàn tiêu thụ hết, với giá bán dao động ổn định từ 95.000 - 100.000 đồng/kg. Không chỉ bán dê thịt, gia đình anh còn bán con giống. Mô hình mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập hơn 40 triệu đồng/năm.
Năm 2015, anh Huỳnh Văn Hùng – ngụ ấp 5, xã Vĩnh Xương đầu tư mua 03 con dê giống về nuôi. Thời gian đầu do chưa hiểu hết tập tính của loài dê, đàn dê của gia đình anh chậm lớn và lâu sinh sản. Không nản trí, vợ chồng anh tiếp tục lựa chọn con giống khỏe để tiếp tục chăn nuôi. Đến nay, sau hơn 04 năm phát triển đàn dê, anh có 10 con dê mẹ và đàn dê thịt hơn 40 con. Bình quân mỗi năm gia đình anh xuất bán 80 con dê thịt, thu được lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng/năm.
Theo Chủ tịch Hội ND xã Phú Lộc Hồ Văn Ức: Hội ND xã đã phối hợp với các ấp khảo sát nắm nhu cầu học nghề để tổ chức dạy nghề cho các hộ nuôi dê nhằm giảm rủi ro trong chăn nuôi và nâng cao thu nhập cho bà con.
Ở địa phượng hiện tại có 01 Tổ hợp tác nuôi dê với 10 thành viên, các thành viên trong Tổ thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi. Đối với những hộ thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương cũng giới thiệu vay vốn để bà con phát triển kinh tế gia đình.